22/11/2024 | 20:00 GMT+7, Hà Nội

Chân dung "đại gia" mua lại khoản nợ hơn 400 tỷ won của Keangnam

Cập nhật lúc: 09/01/2016, 01:57

Theo thông tin từ tờ Hankyung (Thời báo Kinh tế Hàn Quốc), vừa qua, tập đoàn đầu tư AON Holdings đã trở thành chủ mới của tòa nhà cao nhất Việt Nam Hanoi Landmark 72 thay thế cho Keangnam.

Cụ thể, vào ngày 16/12, đơn vị thu xếp bán nợ của dự án Landmark 72 là Samjong KPMG đã chọn AON Holdings cho thương vụ mua lại nợ vay cho dự án này của Keangnam Enterprises.

Nguồn tin của Hankyung cho hay, AOEN đã trả 450 tỷ won để mua lại khoản nợ của Keangnam kể từ khi xây dựng dự án này. Theo đó, khi xây dựng (năm 2012) các khoản nợ của Keangnam là khoảng 600 tỷ won.

Trước đó, ngoài AON còn có Goldman Sachs và Đầu tư Tài chính Hana cũng tham gia vào cuộc đua sở hữu Landmark 72, tuy nhiên, AON Holdings đã ra mức giá cao hơn và chiếm được quyền sở hữu với Hanoi Landmark 72.

Được biết, sau khi tiếp quản các khoản nợ, AON sẽ nắm quyền kiểm soát toàn bộ dự án. Hiện công ty con của Keangnam tại Việt Nam đang sở hữu 70% cổ phần tại dự án Landmark 72.

Thông tin rao bán dự án này đã xuất hiện trên báo chí Hàn Quốc từ cuối tháng 4/2015, sau hàng loạt bê bối tại Keangnam Enterprises như lập quỹ đen, đưa hối lộ và Chủ tịch tập đoàn tự tử.

Hồi tháng 5/2015, Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã chấp thuận cho Keangnam bán tòa nhà cao nhất Việt Nam để giải quyết vấn đề thanh khoản. Yonhap cho biết, theo định giá của tòa án Hàn Quốc, tòa nhà và khối đế có thể được bán với giá khoảng 800 triệu USD.

Được biết, Landmark 72 cao 350m, có tổng diện tích gần 610.000m2. Dự án gồm hai tòa nhà chung cư 50 tầng và một tòa tháp 72 tầng. Theo các thông tin được công bố trước đây, Keangnam đã đầu tư khoảng hơn 1 tỷ USD để xây dựng tòa nhà này năm 2012.

AON Hàn Quốc là một tập đoàn tài chính của Anh được thành lập vào năm 1982 có trụ sở chính đặt tại London.

Tập đoàn này hoạt động trong 3 lĩnh vực chính dưới tên 3 doanh nghiệp nhỏ là:

  • Aon Risk Solutions cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý rủi ro
  • Aon Benfield hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm 
  • Aon Hewitt giải đáp thắc mắc, tư vấn khách hàng về nguồn nhân lực

Tính đến nay, AON Hàn Quốc đã có tới 150 chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và quản lý rủi ro.

Tập đoàn AON hiện đang hoạt động rộng khắp với hơn 500 văn phòng tại hơn 120 quốc gia.

Năm 2009, AON đứng đầu trong xếp hạng của A.M Best về môi giới bảo hiểm toàn cầu, dựa trên doanh thu môi giới và bình chọn bảo hiểm trung gian tốt nhất, tái bảo hiểm trung gian tốt nhất và quản lý trung gian tốt nhất do độc giả của báo Kinh doanh Bảo hiểm bình chọn.

Năm 2012, để xây dựng tòa tháp Landmark 72, Keangam đã vay tới 600 tỷ won (tương đương 510 triệu USD) với những khoản nợ được nắm giữ bởi một nhóm chủ nợ tài trợ dự án bao gồm 5 ngân hàng thương mại và 10 quỹ tiết kiệm.

AON Holdings Hàn Quốc được cho là đã trả khoảng 450 tỷ won để mua lại khoản nợ này. Sau khi tiếp quản các khoản nợ, AON Hàn Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát dự án.

Trước đó, cuộc chiến đấu thầu thu mua xung quanh tòa Landmark được cạnh tranh bởi ba ứng cử viên mạnh nhất trong đó có Goldman Sachs và Công ty Đầu tư Tài chính Hana (Hana Financial Investment).

Goldman Sachs rất quan tâm đến việc thu mua các tài sản bất động sản.

Nhưng cuối cùng tuy AON Hàn Quốc gia nhập cuộc cạnh tranh muộn hơn nhưng lại trả giá cao nhất để trở thành chủ mới của Keangnam Landmark.

Hiện nay các công ty con của Keangnam tại Việt Nam sở hữu 70% cổ phần trong Landmark 72. Đổi lại, các khoản vay của Landmark 72 sẽ được cung cấp cho các công ty con này dưới dạng cổ phiếu, coi như tài sản thế chấp.

Vì lý do này, AON Hàn Quốc sẽ sở hữu các tòa nhà một cách dễ dàng sau khi tiếp quản khoản vay và thực hiện các quyền thế chấp tài sản.