21/11/2024 | 19:22 GMT+7, Hà Nội

Cách xử lý kịp thời khi nhiễm độc do uống cà phê nhuộm pin

Cập nhật lúc: 19/04/2018, 20:35

Nếu uống phải cà phê nhuộm pin trong một thời gian dài sẽ gây ra ngộ độc cấp tính. Lúc này, người tiêu dùng phải có biện pháp để thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Vụ việc cà phê nhuộm pin của cơ sở bà Nguyễn Thị Thanh Loan tại Đắk Nông khiến nhiều người lo lắng vì trong pin có rất nhiều hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium và Asen…có thể gây ngộ độc và hại não, thận, hệ thống tiêu hóa, đường sinh sản.

Cà phê nhuộm pin nguy hiểm đến sức khỏe.

Cà phê nhuộm pin nguy hiểm đến sức khỏe.

Tuy chưa có kết luận chính xác cà phê của cơ sở này đã bị nhuộm bao nhiêu pin và cà phê nhuộm pin sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe. Nhưng rõ ràng, nếu uống trong thời gian dài những chất độc trong pin sẽ ngấm vào cơ thể gây ngộ độc mãn tính.

Nếu như ngộ độc cấp tính xảy ra phải có biện pháp chữa trị kịp thời, nếu để ngộ độc nặng có thể dẫn tới tử vong hoặc các bệnh mãn tính.

Khi bị ngộ độc các chất như chì, thủy ngân, mangan thì biểu hiện đầu tiên là hoa mắt, mệt mỏi, khó chịu, kém phát triển trí tuệ và tinh thần.

Lúc này, phải đến bệnh viện để xét nghiệm nồng độ chất độc này trong máu. Sau khi có kết quả xét nghiệm về nồng độ chì trong máu, bác sĩ sẽ kết hợp với tình trạng bệnh thực tế của bạn để đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể.

Khi có biểu hiện ngộ độc sau khi uống cà phê, cần chữa trị kịp thời.

Khi có biểu hiện ngộ độc sau khi uống cà phê, cần cấp cứu kịp thời.

Với các trường hợp nặng hơn là hôn mê, co giật cần được cấp cứu kịp thời để dùng thuốc giải độc hoặc dùng phương pháp chelation giúp loại bỏ độc tố kim loại qua đường nước tiểu.

Với ngộ độc thủy ngân, còn có thể dùng than hoạt tính để rửa dạ dày. Hoặc có thể dùng thuốc chống độc dimercaprol (BAL) nếu cấp tính và Penicillamin nếu nhiễm độc mãn tính rồi sau đó thử nước tiểu để xem thủy ngân có bài tiết được ra chưa.