22/11/2024 | 06:46 GMT+7, Hà Nội

Cách phòng tránh những nguy cơ cháy nổ từ điện thoại

Cập nhật lúc: 05/09/2016, 07:13

Smartphone cháy nổ không phải là chuyện hiếm gặp nhưng thời gian gần đây những vụ việc smartphone cháy, nổ hoặc gặp sự cố gây nhiều nguy hiểm đang khiến người dùng cảm thấy lo lắng. Sau đây là những cách phòng tránh những rủi ro mà bạn có thể gặp phải với điện thoại của mình.

1. Dùng pin chính hãng cho điện thoại của mình

Theo những ghi nhận được từ các vụ tai nạn, nguyên nhân hàng đầu khiến điện thoại phát nổ là do người dùng mua pin kém chất lượng để thay thế.

Smartphone chai pin là chuyện thường và khi đó, đa phần người dùng sẽ ra cửa hàng điện thoại gần nhất để mua và chủ yếu là pin sản xuất ở Trung Quốc không có xuất xứ rõ ràng, nhái các thương hiệu nổi tiếng.

Theo các chuyên gia về linh kiện, pin dạng này sẽ không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ vì họ chỉ muốn giảm chi phí tới mức tối thiểu.

Nguyên nhân hàng đầu khiến điện thoại phát nổ là do người dùng mua pin kém chất lượng để thay thế.

Giải pháp: Bạn nên mua ngay pin chính hãng có cùng thông số kĩ thuật với điện thoại của bạn. Nếu trường hợp không tìm được pin như thế, hãy nhờ người có chuyên môn tư vấn, đừng dùng pin dung lượng lớn quá, hoặc ít quá so với nhu cầu của điện thoại đang dùng.

Đặc biệt, nếu pin mua về có hiện tượng bất thường như nhanh hết, sạc lâu (kể cả hàng chính hãng) thì cũng nên đổi trả.

2. Dùng bộ sạc chính hãng kèm theo máy

Bên cạnh pin chính hãng, sử dụng sạc chính hãng cũng là một trong những cách phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra từ điện thoại. Nên nhớ chỉ vì sử dụng sạc không chính hãng cho iPhone 4 mà một người đàn ông ở Bắc Kinh cũng đã bị điện giật và hôn mê nặng.

Một bộ sạc kém không những nhanh chóng khiến pin trên điện thoại nhanh bị hao mòn mà còn có thể bị rò điện khiến người dùng gặp nguy hiểm.

Một bộ sạc kém không những nhanh chóng khiến pin trên điện thoại nhanh bị hao mòn mà còn có thể bị rò điện khiến người dùng gặp nguy hiểm.

3. Hạn chế sử dụng điện thoại khi đang sạc

Sử dụng điện thoại khi đang sạc là một thói quen cực xấu nhưng lại rất phổ biến, tới nỗi mà hầu như nhà sản xuất nào cũng đưa ra các cảnh báo về vấn đề này trong các hướng dẫn sử dụng.

Họ đặc biệt lưu ý người dùng của mình không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách...

Phòng tránh những nguy cơ cháy nổ từ điện thoại

Vừa sạc vừa sử dụng máy là cách làm nhanh nhất nếu như bạn muốn pin trên điện thoại mình nhanh chai hơn bao giờ hết. Pin sẽ nhanh chóng trở nên “yếu” đi kéo theo thời lượng sử dụng của điện thoại cũng “tụt dốc không phanh”.

Ngoài ra, dùng điện thoại khi đang sạc còn gián tiếp gây ra nhiều nguy cơ khác. Có thể kể đến là điện giật do dò điện từ cục sạc không đảm bảo gây ra.

Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ tai nạn thương tâm, một nữ tiếp viên hàng không của Trung Quốc đã bị thiệt mạng do sử dụng iPhone 5 khi đang sạc. Nguyên nhân của cái chết là do dùng bộ sạc "dởm" cộng với việc nghe điện thoại khi máy đang nạp điện.

4. Tránh để điện thoại gần chỗ nóng, ẩm khi sạc hoặc lúc bình thường cũng thế

Một người dùng ở bang Texas Mỹ đã để điện thoại của mình dưới gối cả đêm trong lúc sạc và nó đã phát nổ. Đại diện Samsung đã lý giải rằng, làm như vậy sẽ khiến máy không thoát được nhiệt dẫn đến hiện tượng nổ.

Như vậy, nếu người dùng để điện thoại ở gần vật nóng thì nguy cơ nổ cũng rất cao. Thêm nữa, nếu máy dính ẩm cũng dễ bị chập điện và phóng điện làm tổn thương đến pin.

Sạc pin nên để điện thoại ở nơi thoáng mát.

Sạc pin nên để điện thoại ở nơi thoáng mát.

Giải pháp: Bạn phải chắc chắn điện thoại được đặt ở vị trí thoáng mát khi đang sạc cũng như tránh trường hợp dính nước.

5. "Đi bệnh viện” ngay khi điện thoại dính nước

Như đã nói ở trên, điện thoại bị ướt sẽ rất nguy hiểm vì sẽ gặp hiện tượng chập mạch hay đoản mạch sau đó nếu không xử lý tốt. Nó đồng nghĩa với việc nguy cơ phát nổ sẽ rất cao bất cứ lúc nào vì nhiều người cứ tưởng rằng máy của mình đã được sấy khô rồi.

Thứ nhất, có thể một số vị trí nước vẫn còn dính mà người dùng không biết dù đã sấy toàn bộ. Thứ hai, tuy máy đã khô những những trực trặc do lúc dính nước gây ra hoàn toàn có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc sau này.

Lỗi dính nước rất nguy hiểm cho máy.

Lỗi dính nước rất nguy hiểm cho máy.

Giải pháp: Khi điện thoại rơi vào nước, nhanh chóng lấy ra và tắt nguồn, tháo nắp lưng, pin, sim và lau khô, sấy nhẹ (có thể bỏ vào gạo do đặc tính hút nước của nó).

Sau đó, dù nếu máy vẫn chạy tốt thì bạn cũng cần phải đưa ra bảo hành hoặc cửa hàng sửa điện thoại để những những người thợ ở đó xử lý một cách triệt để hơn.

6. Nếu có thể, hãy tắt máy khi đang sạc pin

Thói quen của đa phần người dùng hiện nay là vẫn mở điện thoại khi sạc pin, nhờ vậy họ có thể trả lời tức thì khi có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến. Tuy nhiên, trên lý thuyết thì đây là thói quen không tốt cho pin. Nếu được bạn nên sạc pin với máy đã được tắt nguồn (Power off) để tránh hiện tượng pin vừa nạp vừa xả gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Phòng tránh những nguy cơ cháy nổ từ điện thoại

Mặt khác, để đảm bảo tốt nhất người dùng cũng không nên sạc điện thoại qua đêm. Với tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến máy nóng liên tục, pin mau chai, giảm tuổi thọ pin, thậm chí hư hỏng và cháy nổ điện thoại.

7. Máy bị rơi hãy kiểm tra kĩ

Điện thoại bị rơi, va chạm mạng sẽ tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm do hỏng hóc linh kiện điện tử bên trong hoặc pin bị biến dạng. Nhiều nguyên nhân dẫn đến gây nổ nên bạn không thể xem thường cái gì cả.

Đi sửa ngay nếu điện thoại bị va đập mạnh.

Đi sửa ngay nếu điện thoại bị va đập mạnh.

Giải pháp: Nếu là va chạm nhẹ, bạn có thể tự kiểm tra nhưng với những trường hợp nặng hơn cần phải đến các cửa hàng chuyên nghiệp để họ xem như thế nào. Tốt nhất, bạn nên cẩn thận khi sử dụng điện thoại để tránh rơi vỡ vừa tốn tiền lại hại máy.