Cách lau dọn bàn thờ để không phạm điều cấm kị trong rằm tháng 7
Cập nhật lúc: 11/08/2016, 09:05
Cập nhật lúc: 11/08/2016, 09:05
Hàng năm, cứ đến tháng 7 cô hồn là các gia đình lại có thói quen lau dọn bàn thờ và sắm sửa mâm cơm dâng lên tổ tiên để bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn nguồn cội.
Ngày nay, dù kinh tế phát triển, xã hội có đổi mới nhưng nhiều gia đình vẫn duy trì được thói quen tốt đẹp này. Tuy nhiên, việc lau dọn sao cho đúng để không phạm phải tâm linh trong tháng cô hồn thì là điều mà ít ai để ý. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ để tránh bị quở mắng.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại thì nhiều gia đình cũng bài trí nhiều vật dụng trên bàn thờ hơn nên việc lau dọn bàn thờ cần hết sức cẩn thận để tránh làm rơi vỡ đồ thờ cúng bởi đó là điềm gở. Đặc biệt, trong tháng cô hồn, Rằm tháng 7 thì việc làm rơi, vỡ đồ được xem là đại kỵ.
Đồ thờ cúng trên bàn thờ được coi là những vật linh thiêng nhất trong nhà, thể hiện sự tôn kính mà con cháu dành cho ông bà, tổ tiên cũng như những người đã khuất.
Theo quan niệm dân gian, nếu đồ thờ bị rơi vỡ thì các vong linh đã khuất sẽ tức giận, quở trách và mang đến những phiền phúc cho gia chủ. Chính vì vậy, khi lau dọn bạn thờ, cần làm hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, từ tốn để không làm đổ vỡ bất cứ thứ gì.
Bát hương là đồ vật được đặt ở vị trí trang trọng nhất, chính giữa bàn thờ. Điều đó cũng đủ thấy tầm quan trọng của bát hương. Theo quan niệm dân gian cũng như theo phong thủy thì bát hương chính là nơi mà các hương hồn, thần linh, tổ tiên, các vị thánh giáng xuống, đây cũng là nơi thể hiện sự tôn kinh của gia chủ với những hương linh.
Bát hương chính là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm. Mỗi lần gia chủ thắp hương nguyện cầu là tổ tiên, những người đã khuất và các vị thần có thể chứng giám đượclòng thành.
Vì thế, nếu di chuyển bát hương bừa bãi thì có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.
Vì vậy mà khi lau dọn bàn thờ, cần hạn chế di chuyển bát hương. Đặc biệt trong tháng cô hồn thì điều này càng phải kiêng kị.
Bát hương sau một thời gian dài sử dụng, số lượng chân hương sẽ đầy lên và gia chủ cần phải rút chân hương để có chỗ cắm hương mới. Thông thường việc này sẽ được tiến hành vào dịp cuối năm.
Tuy nhiên, nếu bát hương quá đầy và phải tiến hành rút chân hương vào tháng cô hồn thì bạn nên hết sức cẩn thận. Việc xử lý chân hương và đồ thờ bỏ đi không đúng sẽ khiến gia chủ bị tổ tiên và các vong linh quở trách, gia đình không gặp may mắn.
Khi chân hương quá đầy, bạn đem rút chân hương và nhớ giữ lại 5 chân. Chân hương sau khi rút không được vứt đi mà phải hóa thành tro sau đó thả xuống sông, hồ. Không thả ở nơi rác rưởi, ô uế, lắm tạp chất.
Tương tự, với đồ thờ cúng cũng vậy. Khi không sử dụng nữa thì bạn phải đem đốt thành tro rồi mới thả xuống sông, hồ, không vứt ở nơi rác rưởi, ô uế tạp chất. Đối với các đồ thờ làm từ sành, sứ không thể đốt được thì bạn buộc lên miếng xốp nổi rồi thả trôi sông.
Chân hương và đồ thờ bỏ đi phải được xử lý đúng cách
Người được chọn để lau dọn bàn thờ phải là người cẩn thận, chỉn chu và thành tâm trong việc thờ cúng. Trước khi lau dọn bàn thờ, cần phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề.
Sau đó, người lau dọn sẽ phải thắp một nén hương để báo với tổ tiên, thần linh rằng ngày hôm nay mình sẽ lau dọn bàn thờ, mời tổ tiên, thần linh tạm lánh để con cháu có thể lau dọn.
Đây là nghi lễ hết sức cần thiết, tuyệt đối không được quên bởi nếu không thông báo trước mà đã lau dọn bàn thờ thì sẽ làm kinh động đến các hương hồn và gia đình có thể bị quở phạt.
Sau đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn có trải vải đỏ hoặc giấy đỏ ở bên cạnh để di chuyển bài vị sang đó. Nếu trên bàn thờ có cả bài vị gia tiên và bài vị thần linh thì phải đặt riêng sang hai chỗ khác nhau, tuyệt đối không để lẫn, như thế là không tôn trọng thần linh.
Gia chủ cần đợi cho hương cháy hết rồi mới bắt đầu tiến hành công việc. Dùng một tấm khăn sạch, nhúng nước ấm rồi vắt khô để lau rửa bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không dùng nước lạnh để thực hiện việc này.
Nếu trên bàn thờ có bài vị của thần Phật thì phải tiến hành lau trước, sau khi xong thì mới lau bài vị tổ tiên bởi theo quan niệm của người xưa, thần Phật có ngôi vị cao hơn, thì nếu lau bài vị của tổ tiên trước là bất kính với thần Phật và họ sẽ chèn ép tổ tiên, con cháu.
Sau khi đã lau dọn hết bài vị và đồ thờ cúng, gia chủ cần đốt 7 tờ tiền vàng, hơ 4 phía xung quanh trên-dưới-phải-trái bàn thờ để xua đuổi khí lạnh rồi mới tiến hành đặt lại đồ thờ lên bàn thờ. Sau đó, gia chủ thắp 3 nén hương vào bát mà mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
14:31, 27/08/2020
07:43, 10/08/2018
13:07, 09/08/2018
08:01, 09/08/2018
07:06, 09/08/2018