22/11/2024 | 07:19 GMT+7, Hà Nội

Cách chọn và bảo quản thực phẩm ngày mưa bão

Cập nhật lúc: 01/08/2015, 10:31

Khi xảy ra mưa bão thì bất cứ gia đình nào cũng phải mua và tích trữ thực phẩm. Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm để tích trữ thì cách chọn và bảo quản thực phẩm cũng vô cùng quan trọng.

CÁCH CHỌN THỰC PHẨM TÍCH TRỮ NGÀY MƯA BÃO 

1. Chọn rau củ

Đối với rau, trái cây nên lựa chọn loại tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu khác nhau. Bà nội trợ nên chọn những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu lại để được lâu như bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối, khoai tây, khoai sọ, lạc,...

Thận trọng hoặc tránh mua các loại rau nhiều lá, dễ có thuốc sâu, thuốc kích thích như xà lách, rau cải xoong, cải ngọt, rau dền ... Chú ý không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như quá mập, quá phồng hoặc dính các hạt bụi nhỏ. Tránh mua rau có rễ bám nhiều đất vì đó là nguồn vi sinh gây hư hỏng nhanh rau quả. 

Không nên mua những loại hạt có vỏ nhăn nheo, chỉ nên chọn loại hạt vỏ nhẵn, màu hồng đều.

Nên chọn mua các loại củ quả để được lâu ngày, tránh mua các loại rau xanh dập nát, nhiều thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích.

Nên chọn mua các loại củ quả để được lâu ngày, tránh mua các loại rau xanh dập nát, nhiều thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích.

2. Chọn thịt

Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.

Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Thịt bò: Nên chọn loại thịt có thớ khô ráo, màu đỏ tươi.

Thịt lợn: Nên chọn thịt lợn màu hồng tươi, sớ thịt săn, da mỏng. Lớp mỡ có màu sáng bóng, có độ rắn. Loại thịt có mỡ hơi vàng là heo bệnh, có những hạt đốm trắng là bào nang sán.

Thịt gia cầm: Thịt gà vịt tươi ngon có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt cần có da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Thịt gia cầm hỏng thường có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục.

Khi chọn thịt cần chú ý chọn thịt tươi, ngon để tích trữ.

Khi chọn thịt cần chú ý chọn thịt tươi, ngon để tích trữ.

Chọn trứng gà, trứng vịt: vỏ trứng màu sáng, không có những vệt xám đen, không bị dập. Quả trứng tươi ngon thường có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.

3. Chọn cá, hải sản

Đối với cá và hải sản, tốt nhất nên mua cá tôm đang còn sống, đang bơi trong nước. Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu.

Mang có có màu đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép.

Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Nghêu sò ốc còn sống. Mực nang thì nên chọn mực có thịt trắng như mứt dừa là ngon, mực ống thì nên chọn loại vừa, không qúa lớn, chưa vỡ túi đen. Các loại thủy sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt không có mùi ươn hôi.

4. Chọn đồ hộp

Chọn các loại đồ hộp có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, hình dáng còn nguyên mới, không rỉ sét, móp méo.

Chọn các loại đồ hộp có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, hình dáng còn nguyên mới, không rỉ sét, móp méo.

Chọn thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất chế biến, có số đăng kí sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Bà nội trợ cũng nên tập thói quen đọc kỹ nhãn mác và mua thực phẩm dùng phụ gia càng ít càng tốt.

Các hộp bị hỏng được biểu hiện bằng việc bị phồng, rò rỉ, thủng, đục lỗ hoặc gỉ sét.

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM NGÀY MƯA BÃO 

- Thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc mốc có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm. Khi mua thực phẩm không được làm ướt thực phẩm mà phải giữ khô ráo và cất trong túi nilon, túi giấy sạch. Các bà nội trợ cũng nên sơ chế các loại thịt và rau sau đó để thật khô vào bọc kí trong túi zip (túi đựng thực phẩm có mép kín) sau đó mới cho vào tủ lạnh hoặc cất vào nơi cao, khô thoáng. 

Phân loại và đóng gói riêng biệt các loại thực phẩm là cách bảo quản tối ưu.

Phân loại và đóng gói riêng biệt các loại thực phẩm là cách bảo quản tối ưu.

- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt, đồ hộp và nước đóng chai bảo quản ở nơi cáo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp. 

- Trong trường hợp cắt điện, để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, trước tiên phải giữ cửa tủ lạnh luôn đóng chặt, hạn chế mở tủ nhiều lần. Thực phẩm trong tủ lạnh không bị mở vẫn an toàn để sử dụng nếu việc mất điện kéo dài dưới 4 giờ đồng hồ. 

Nên dùng túi zip (có khóa ở miệng túi) để trữ thực phẩm.

Nên dùng túi zip (có khóa ở miệng túi) để trữ thực phẩm.

- Nếu thời gian mất điện dài hơn 4 giờ đồng hồ cần mang thực phẩm ra sơ chế và nấu chín với các loại thịt cá. Thông thường sau khi nấu chín nên che đậy cẩn thận và ăn hết trong vòng một ngày. Sau thời gian 24 tiếng nếu vẫn không có điện thì nên bỏ các loại đồ ăn này đi, không nên cố sử dụng vì sẽ gây đau bụng.