19/01/2025 | 10:01 GMT+7, Hà Nội

Cà rốt vô cùng tốt nhưng bạn phải biết chắc điều này trước khi ăn

Cập nhật lúc: 14/02/2019, 23:01

Nếu bạn lạm dụng cà rốt quá nhiều, những lợi ích “vàng” mà loại củ này mang lại cho bạn có thể sẽ biến thành “thảm họa” với sức khỏe của bạn.

Cà rốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất giúp tăng cường thể chất, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống ung thư, thải độc gan... Cà rốt được ứng dụng nhiều trong chế biến các món ăn ngon.

 Nên chọn cà rốt màu sắc tươi, bề mặt vỏ trơn láng, mọng...

Nên chọn cà rốt màu sắc tươi, bề mặt vỏ trơn láng, mọng...

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường.

Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn. Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không nên ăn nhiều vì nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten.

Theo các chuyên gia, không nên ăn quá nhiều, đối với người lớn chỉ nên ăn 300g và trẻ nhỏ thì khoảng 150g cà rốt trong một tuần là đủ.

Việc ăn quá nhiều cà rốt sẽ dễ gặp phải rắc rối sau:

 Nếu nạp quá nhiều chất carotene từ cà rốt sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng

Nếu nạp quá nhiều chất carotene từ cà rốt sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng

Mắc bệnh vàng da

Carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể bạn nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.

Gây rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian.

Gây táo bón

Tuy có lượng chất rất dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Gây ngộ độc natri

Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine – chất có thể khiến bạn bị ngộ độc. Khi bạn ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn có thể lấy đi tính mạng của bạn khi không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.

Những điều cần tránh khi ăn cà rốt

 Không nên giữ cả lá khi bảo quản cà rốt

Không nên giữ cả lá khi bảo quản cà rốt

Khi mua cần lựa chọn cà rốt tươi, còn cứng, màu sắc tươi, bề mặt vỏ trơn láng, không bị thối rữa…

Trong quá trình chế biến nên rửa và cạo sạch vỏ, không nên gọt quá sâu vì phần lớn vitamin, khoáng chất đều tập trung ở phần vỏ.

Khi chế biến cà rốt thì nên xắt miếng để giữ được protein và dinh dưỡng.

Lưu ý, khi bảo quản cà rốt không để lại lá vì các vitamin, muối khoáng và nước rút dần khỏi củ chuyển lên lá, khiến cho mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng, làm cho cà rốt bị mềm thời gian sử dụng bị rút ngắn.

M.H (th)