18/01/2025 | 20:01 GMT+7, Hà Nội

Cá chép đã đưa Táo quân lên trời an toàn?

Cập nhật lúc: 20/01/2017, 19:29

Tại các điểm thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời, ý thức của người dân Thủ đô trong việc bảo vệ môi trường đã được thực hiện tốt hơn. Cá chép được thả trong môi trường sạch, không túi nilon, rác thải…

Tại bến ven hồ Tây trên đường Thanh Niên, người dân đã tập trung thả cá chép tiễn ông Công ông Táo trong sáng nay (23 Tháng Chạp).

Theo quan niệm dân gian, hàng nằm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình. Cá chép được coi là “phương tiện” để ông Táo di chuyển về trời.

Hành động thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp đã trở thành một nét đẹp của riêng người dân Việt Nam. 

Tuy nhiên, việc thả cá chép của người dân không chú trọng tới việc giữ môi trường đã khiến cho nét đẹp này bị xấu đi. Để hạn bảo vệ môi trường và giữ nét đẹp,Thượng tọa Thích Tịnh Giác ở chùa Phúc Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) và các bạn trẻ sinh viên đã tổ chức tuyên truyền, thu lại rác của người dân sau khi thả cá xong. 

Việc làm của sư thầy và các bạn trẻ đã được người dân tin tưởng nghe theo, không còn cảnh rác thải, nguồn nước tro tàn... 

Người dân thả cá chép trong niềm vui. 

Cá chép cõng ông Công ông Táo về trời được thả trong môi trường an toàn, đảm bảo sự sống. 

Bên cạnh các loại cá chép đỏ nhỏ, nhiều người dân còn thả xuống hồ Tây những loại cá chép cả kg. 

Đặc biệt, ý thức người thả cá đã được nâng cao rất nhiều so với những năm trước, người dân không sử dụng túi nilon mà sử dụng các hộp nhựa...

Túi bóng, rác thải được các bạn tình nguyện thu lại và tái sử dụng. 

Trong sáng nay, nhiều người cũng đến thả cá chép tại Hồ Gươm...

Nhiều người xuống hẳn mép nước để thả cá. 

Trên cầu Long Biên, các bạn tình nguyện cũng tổ chức tuyên truyền với người dân về hành động thả cá, nhằm đảo bảo môi trường. 

Đặc biệt, cá chép được các bạn tình nguyện hỗ trợ đưa xuống nước an toàn từ trên cầu.