Những gốc sưa hiện có tại Hà Nội hầu hết có tuổi đời trên năm năm. Với giá trị vô cùng lớn của loại cây quý hiếm này, nhiều đối tượng có ý định đốn hạ trái phép nhằm trục lợi cho bản thân.
Nhiều vụ việc trộm sưa đã xảy ra ngay tại nội thành Thủ đô như vụ việc tại công viên Thống Nhất hay đốn trộm trước số 75 Lý Thường Kiệt là lời cảnh tỉnh với những đơn vị quản lý.
Chính vì vậy, nhiều nơi trên địa bàn thành phố đã ‘mặc áo giáp’ cho cây bằng cách quấn nhiều vòng dây thép gai, cẩn thận hơn thì bọc lồng sắt quanh thân cây.
Tại công viên Thống Nhất, nơi xảy ra vụ trộm sưa, ban quản lý cẩn thận bọc cây sưa bằng những lồng sắt để tạo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên có thể thấy, những khung sắt này đang dần bé lại trước sự phát triển của cây.
Liệu để những lồng sắt này có thật sự đảm bảo cho cây tránh được ánh mắt nhòm ngó của những kẻ có dã tâm muốn đốn hạ cây thì chỉ có thời gian mới trả thời được. Nhưng nếu như chúng ta đổ hết trách nhiệm bảo tồn giống cây quý cho những khung sắt vô tri vô giác thì thật sự đáng trách.
Những gốc sưa trăm tuổi trên Núi Nùng, vườn Bách Thảo, nhiều cây có đường kính lớn, một người ôm không xuể.
Xung quanh các gốc sưa đỏ trong vườn Bách Thảo luôn được trang bị hàng chục vòng tròn dây thép gai kéo dài từ gốc tới nửa thân.
Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như đã bị khai thác hết. Hiện chỉ còn số ít được bảo tồn và lưu giữ trong các công viên, nhà chùa và được quản lý chặt chẽ với bảng tên, mã số riêng của từng cây.
Số lượng sưa tại vườn khá lớn, khoảng 40 cây, và tất cả đều được cuốn dây thép xung quanh kĩ lưỡng.
Tính thẩm mỹ của cảnh quan đã bị gạt sang một bên để bảo vệ sự an toàn của cây.