19/01/2025 | 12:02 GMT+7, Hà Nội

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước

Cập nhật lúc: 28/10/2021, 17:39

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 15/11/2021 tới 15/5/2022.

Ngày 27/10, Bộ Tài chính  đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Theo đó, Bộ xin ý kiến các bộ ngành, địa phương góp ý cho dự thảo nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước, áp dụng từ ngày 15/11 đến hết ngày 15/5/2022.

Nếu trường hợp Nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/11/2021, Bộ Tài chính trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành của Nghị định từ 1/12/2021 đến hết 31/5/2022. Do đó, tại dự thảo Nghị định trình Chính phủ, Bộ Tài chính đang để trống ngày có hiệu lực.

Về phía doanh nghiệp, đại diện 11 nhà nhập khẩu như: Audi, Volkswagen, Subaru, Volvo, Jeep, Porsche... cũng đã có kiến nghị tới Chính phủ về quy định hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ. Theo kiến nghị, chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ đối với ô tô cần được áp dụng chung cho cả xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu (CBU) để đảm bảo tính công bằng. Vì thế, chính sách này sẽ tiếp tục hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19; thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nối lại chuỗi cung ứng, tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau dịch Covid-19.

Đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước (Ảnh: Internet)
Đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước (Ảnh: Internet)

Đáng lưu ý, chính sách này vẫn sẽ tác động tăng tổng thu ngân sách nhà nước bởi dù giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ làm giảm số thu lệ phí trước bạ theo chính sách, nhưng do số lượng xe ô tô tiêu thụ tăng lên nên tổng số thu ngân sách nhà nước về lệ phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng vẫn tăng lên.

Trước đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô bị tác động bởi đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ hàng loạt chính sách hỗ trợ, trong đó có nghị định số 70/2020/NĐ-CP về việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, qua tổng kết, rà soát chính sách hỗ trợ, Bộ Tài chính thấy rằng đề nghị giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp thuộc VAMA thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ. 

Song song đó, Bộ Tài chính sẽ cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và diễn biến, tác động của đại dịch Covid-19 để phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển./.

Theo quy định tại Nghị định 70, mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP.

Bộ Tài chính ước tính, việc giảm 50% phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước khiến tổng thu ngân sách Nhà nước giảm khoảng 3.700 tỷ đồng.

Theo Thông tư 112, kể từ ngày 1/1 đến hết ngày 30/6/2021, có tổng số 29 loại phí, lệ phí tiếp tục được giảm với mức giảm từ 50 - 100%.

 

Trong năm 2020, Chính phủ cũng đã ban hành chính sách này, chỉ trong 6 tháng cuối năm số thu lệ phí trước bạ giảm 7.314 tỷ đồng nhưng tổng số thu vào ngân sách vẫn tăng tới 14.110 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ lệ phí trước bạ cũng dẫn đến sản lượng tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng lên, từ đó làm tăng số thu về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

 

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/de-xuat-giam-50-phi-truoc-ba-cho-o-to-san-xuat-trong-nuoc-20201231000004121.html