19/01/2025 | 16:19 GMT+7, Hà Nội

Bí thư Trương Quang Nghĩa chỉ đạo Công an Đà Nẵng kiên quyết xử lý

Cập nhật lúc: 09/10/2019, 13:35

Sau khi Báo GD&TĐ có loạt bài chỉ rõ các sai phạm của CQĐT Công an quận Hải Châu trong việc xử lý đơn tố giác tội phạm có dấu hiệu tham ô của cán bộ tòa soạn, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa...

Sau khi Báo GD&TĐ có loạt bài chỉ rõ các sai phạm của CQĐT Công an quận Hải Châu trong việc xử lý đơn tố giác tội phạm có dấu hiệu tham ô của cán bộ tòa soạn, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã tiếp nhận nội dung phản ánh trên và thông tin cho biết sẽ chỉ đạo Công an Đà Nẵng xử lý quyết liệt vụ việc này một cách nghiêm minh, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm. Trong các ý kiến của đông đảo bạn đọc, ngày hôm nay, chúng tôi xin được đăng tải bài viết của luật gia Việt Hùng phân tích về vụ việc này.

Bí thư thành ủy Thành phố Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa.

Lut cho phép xác minh ti đa 4 tháng 20 ngày, dây dưa đ làm gì?

Theo dõi một vụ việc liên quan đến tố giác tội phạm của Báo GD&TĐ và nguyên Trưởng đại diện tờ báo này tại Đà Nẵng, không nghi ngờ gì nữa về dấu hiệu vi phạm tố tụng của Công an quận Hải Châu.

Trong bài viết này, tôi chỉ mạn phép nói đến trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết việc tố giác tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng).

Điều 145 BLTTHS 2015 về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, BLTTHS quy định: “Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm ngay từ khâu tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.

Thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tương đối rộng, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Công an xã, phường, thị trấn, đồn, trạm Công an, cơ quan báo chí, các cơ quan, tổ chức khác cũng có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Việc quy định đa dạng các cơ quan, tổ chức như trên tạo thành một mạng lưới tiếp nhận nguồn tin về tội phạm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tố giác và báo tin, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm và hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Ở đây, theo thông báo của Báo GD&TĐ, đơn tố giác tội phạm của Báo GD&TĐ gửi tới Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng từ ngày 20/11/2018. Theo Điều 145 BLTTHS, lẽ đương nhiên, CQĐT Công an Hải Châu phải tiếp nhận, thụ lý đơn tố giác, "không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố". Việc này nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm ngay từ khâu tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.

Lut cho điu tra ti đa là 4 tháng 20 ngày, sao dây dưa mãi thế?

Theo Điều 147 BLTTHS, luật quy định:

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài, nhưng không quá 02 tháng.

Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Như vậy, nếu một vụ việc phức tạp (phức tạp như việc tố giác của Báo GDTĐ là cùng - người viết chú thích) thì CQĐT chỉ được xác minh không quá 2 tháng. Nếu chưa xong, Viện kiểm sát có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 2 tháng. Giả sử vụ việc này phức tạp, CQĐT gia hạn 1 lần, VKS gia hạn 1 lần thì cũng không quá 4 tháng, cộng với 20 ngày đê ra quyết định tố tụng quy định tại Khoản 1 Điều này, CQĐT có chưa đầy 4 tháng 20 ngày.

Báo GD&TĐ không được cung cấp thêm thông tin nào, giả sử "văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh" sau 4 tháng 20 ngày, nên có nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động xác minh, điều tra của CQĐT Công an quận Hải Châu đã vi phạm tố tụng hình sự.

Kể từ ngày  20/11/2018  khi Báo GD&TĐ gửi đơn tố giác tội phạm đến nay, gần 11 tháng đã trôi qua, và CQĐT địa phương chưa làm rõ được đường đi của tài sản Nhà nước bị thất thoát như thế nào theo tố cáo, chưa nói, cách "đánh giá chứng cứ" của cơ quan tố tụng ở đây khá hài hước trong việc nhận định lời khai của nguyên lãnh đạo Báo qua nhiều thời kỳ, việc mà một người sơ đẳng về luật học như tôi cũng thấy vô lý.

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên: “Đà Nẵng sẽ không bỏ lọt tội phạm nhất là trong các vụ án tham nhũng”.

Trao đổi với Tổng Biên tập Báo GD&TĐ, ông Viên cho rằng: Công an thành phố Đà Nẵng sẽ không bỏ lọt tội phạm nhất là trong các vụ án tham nhũng. Với đơn tố giác tội phạm của Báo GD&TĐ, chúng tôi kiên quyết xác minh, điều tra đến cùng. Tuy nhiên để khởi tố một vụ án, một con người, chúng tôi phải hết sức thận trọng. Tôi cũng đã yêu cầu CQĐT Công an quận Hải Châu báo cáo tất cả các vấn đề liên quan. Nếu Công an Hải Châu sai phạm, chúng tôi cũng sẽ kiểm điểm nghiêm khắc. Tinh thần chỉ đạo của Giám đốc Công an Đà Nẵng là kiên quyết xử lý những sai phạm sau khi có đầy đủ các tài liệu chứng cứ. Chúng tôi sẽ giám sát toàn bộ các hoạt động tố tụng liên quan tới vụ việc này. Điều tiên quyết là phải chứng minh bằng được việc có hay không hành vi chiếm đoạt của bà Hồng.