Bêu tên dự án thế chấp ngân hàng để bảo vệ người mua nhà
Cập nhật lúc: 15/07/2016, 11:44
Cập nhật lúc: 15/07/2016, 11:44
UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo nội dung kết luận của Phó chủ tịch Lê Văn Khoa tại buổi họp về xử lý vướng mắc liên quan đến thế chấp tài sản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP ngày 29/6.
Theo đó, UBND giao cho Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng... khẩn trương triển khai các nội dung liên quan đến việc giải quyết vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người mua nhà tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn TP. Kịp thời xử lý, giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh, không để xảy ra xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa người mua nhà, chủ đầu tư và tổ chức tín dụng.
UBND cũng yêu cầu Sở Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Xây dựng... nghiên cứu, thực hiện việc đăng tải công khai, minh bạch thông tin về các dự án bất động sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website của đơn vị, niêm yết tại nơi công cộng hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định. Hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu thông tin của người tham gia giao dịch bất động sản.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng phải thành lập tổ công tác, tiến hành rà soát tổng thể các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn TP (về cơ sở pháp lý, tiến độ triển khai thực hiện,phân loại xử lý trước các dự án thế chấp ngân hành tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp cao...). Từ đó, báo cáo, đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả để UBND xem xét, giải quyết trên cơ sở phù hợp ý kiến của Bộ Tư Pháp và quy định của pháp luật.
UBND TP cũng yêu cầu các quận – huyện phải chủ động xử lý ngay các vướng mắc khi phát sinh mâu thuẫn giữa người mua nhà, chủ đầu tư và tổ chức tín dụng nhận tài sản thế chấp là dự án nhà ở trên nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các bên./.
TS. Bùi Quang Tín (Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM)
cho hay, các rủi ro thường xảy ra với khách hàng khi mua căn hộ chung cư trong thời gian gần đây, điển hình như chủ đầu tư đem dự án thế chấp ngân hàng để lấy tiền xây dựng rồi dùng chính các căn hộ đã thế chấp nhằm bảo lãnh cho đối tượng khác để vay tiền ngân hàng, và người mua tiếp tục thế chấp căn hộ mà chủ đầu tư đã thế chấp để vay vốn. Kết quả là công trình chưa được nghiệm thu vẫn cho người mua nhà vào ở hay dự án dính kiện tụng vì chủ đầu tư không trả nợ cho ngân hàng. Theo TS.Tín, thực tế tại TP.HCM từ những vụ việc như tại chung cư The Harmona đến Bảy Hiền Tower hay trước đó là chung cư The Ruby Land, có thể nói người mua nhà chưa bao giờ phải gánh chịu nhiều rủi ro như hiện nay. Pháp luật quy định rất đầy đủ, kiểm soát được quan hệ giữa chủ đầu tư, ngân hàng và khách hàng, thế nhưng thực tế vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua không thể nói ngân hàng vô can. TS.Tín cho rằng, vấn đề quản lý của các ngân hàng hiện nay chưa thật sự chặt chẽ. Nhiều nơi kiểm soát rất sơ sài khi cho vay xong nhưng lại không giám sát tài sản, bỏ mặc cho chủ đầu tư tự ý xứ lý. Còn ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nhận định, hiện thị trường BĐS đang tồn tại nhiều chủ đầu tư làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì”, có khoảng 15 – 20% doanh nghiệp kiểu này nhưng đang gây bất ổn cho thị trường. Bên cạnh đó, phần đông chủ đầu tư đã biết xây dựng thương hiệu, uy tín và mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp lẫn khách hàng. Theo ông Tuấn, để xảy ra tình trạng chủ đầu tư “mang con bỏ chợ” như những vụ lùm xùm ở các chung cư trên địa bàn trong thời gian vừa qua có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, đã không sâu sát kiểm tra, xử lý kịp thời. Đây là khiếm khuyết cần phải được chấn chỉnh trong thời gian tới. |
08:31, 07/05/2017
05:50, 15/07/2016
22:52, 14/07/2016
16:41, 14/07/2016