19/01/2025 | 22:03 GMT+7, Hà Nội

Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm sẽ chuyển thành… bãi đỗ xe?

Cập nhật lúc: 18/10/2018, 08:00

Theo lộ trình, bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình sẽ chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Bến xe Nước Ngầm chuyển thành đầu mối giao thông công cộng.

UBND TP Hà Nội vừa có công văn xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm trung chuyển trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong hồ sơ, Hà Nội dự định sẽ di dời toàn bộ các bến xe khách, xe tải liên tỉnh ra khỏi trung tâm thành phố, dành quỹ đất cải tạo, xây mới hệ thống giao thông tĩnh.

Theo đó, 4 bến xe khách liên tỉnh hiện có của Hà Nội gồm: bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ được được chuyển chức năng thành bãi đỗ xe, điểm trung chuyển xe buýt....

p/Sau năm 2025, bến xe khách Mỹ Đình sẽ trở thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt phục vụ vận tải hành khách nội đô.p/ Sau năm 2025, bến xe khách Mỹ Đình sẽ trở thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt phục vụ vận tải hành khách nội đô.

Lý do của việc di dời được đại diện Sở GTVT chia sẻ, với tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân với xe máy là 15%/năm, ô tô 7 - 8%/năm, trong khi tổng diện tích các điểm, bãi đỗ xe chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đỗ xe, đã tạo áp lực lớn cho giao thông tĩnh khu vực nội đô. 

Bên cạnh đó, hệ thống bến xe khách, xe tải liên tỉnh nằm sâu trong đô thị lõi và thiếu trung tâm tiếp vận đã dẫn đến tình trạng “hỗn loạn” nhất định cho giao thông Thành phố, là nguyên nhân gây ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông. 

Tình trạng các bến xe khách đang quá tải, việc đón trả khách chưa hợp lý, thiếu tính kết nối với hệ thống giao thông bên ngoài khiến việc tổ chức giao thông, phân luồng vận tải hành khách liên tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề, cần đưa các bến bãi xe khách, xe tải, trung tâm tiếp vận về đúng chỗ của nó và kiến tạo nên một mạng lưới hoàn chỉnh, khoa học.

Hà Nội sẽ xây mới các bến xe khách liên tỉnh, được bố trí trên các trục hướng tâm cửa ngõ và vành đai giao thông liên vùng (Vành đai 4), theo các hướng vận chuyển hành khách Đông, Tây, Nam, Bắc; kết hợp với các điểm đầu cuối của hệ thống xe buýt công cộng và gần nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị nhằm kết nối, vận chuyển hành khách vào khu vực nội đô và ngược lại.