19/01/2025 | 10:21 GMT+7, Hà Nội

Báo động ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa

Cập nhật lúc: 29/08/2019, 14:00

Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển. Mỗi năm 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

Vì vậy, ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới sau biến đổi khí hậu.

Báo động ô nhiễm đại dương trên thế giới

Nhựa đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến nhất thế giới, nhờ tính hữu dụng cũng như chi phí sản xuất thấp của nó. Hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều tiếp xúc với loại vật liệu này. Số lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần trong vòng 50 năm qua và dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi một lần nữa trong 20 năm tới.

Ô nhiễm đại dương từ rác thải nhựa là tình trạng đáng báo động hiện nay - Ảnh minh họa.

Ngày nay, hơn một phần tư nhựa được dùng để đóng gói sản phẩm. Đây cũng là mục đích sử dụng chính của loại vật liệu này. Tuy nhiên chỉ có 14% lượng bao bì nhựa nói trên được thu gom để tái chế.

"Sau vòng sử dụng ngắn ngủi đầu tiên, 95% giá trị bao bì nhựa, tương ứng từ 80 đến 120 tỷ USD mỗi năm, bị thất thoát", báo cáo từ Diễn đàn kinh tế Thế giới cho hay. Báo cáo trên được thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 180 chuyên gia và sự phân tích hơn 200 báo cáo khác.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Úc do Jenna Jambeck, kỹ sư môi trường tại Đại học Georgia trưởng nhóm, đã phân tích các mức chất thải nhựa trong các đại dương trên thế giới. 

Họ thấy rằng Trung Quốc và Indonesia là những nguồn cung cấp chai nhựa , túi xách và rác thải hàng đầu khác làm tắc nghẽn làn đường biển toàn cầu. Cùng với nhau, cả hai quốc gia chiếm hơn 1/3 lượng chất nhám nhựa trong vùng biển toàn cầu, theo một báo cáo trên tờ The Wall Street Journal. 

Trong năm 2017, 8,8 triệu tấn chất thải nhựa không được quản lý trong đại dương được bắt nguồn từ Trung Quốctrong khi 3,2 triệu tấn đến từ Indonesia. Mỹ cũng góp phần làm ô nhiễm đại dương bằng nhựa, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Hàng năm, 0,3 triệu tấn rác nhựa từ nước đến từ Mỹ.

Nhựa sẽ thay cá phủ kín đại dương vào năm 2050

Năm 2050, đại dương sẽ tràn ngập chai lọ nhựa thay vì cá.

Hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là không thể tránh khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy.

Dự báo đến năm 2050, số lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu sẽ tăng gấp ba, lên tới 1.124 triệu tấn. Kèm theo đó, nền kinh tế "nhựa" sẽ đẩy "Ngân sách carbon" toàn cầu lên 15%, so với con số 1% hiện nay.

"Ngân sách carbon" là ngưỡng thải carbon dioxide (CO2) ra bầu khí quyển để giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức chấp nhận được, không quá 2 độ C.

Theo ý kiến của các chuyên gia, giải pháp duy nhất để tránh thảm hoạ nói trên là cải thiện nền kinh tế và áp dụng các sáng kiến về tái chế. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân trên thế giới thu thập và tái chế rác thải nhựa, sử dụng bao bì tái chế, khuyến khích các nước cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng thu gom chất thải để tránh khả năng rác nhựa bị rò rỉ vào thiên nhiên.

Ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa - Thảm họa khôn lường

Các loài động, thực vật biển từ lâu đã "kêu cứu" khi có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hô, đe dọa môi trường sống của các loài động, thực vật biển. Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

Nhiều loài sinh vật biển đã chết do ô nhiễm rác thải nhựa - Ảnh minh họa.

Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá. Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa.

Theo xếp hạng lượng rác thải nhựa do Nhật Bản ước tính năm 2010, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển, trong đó 80% lượng rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền.

Vấn nạn “ô nhiễm trắng” tại các điểm địa du lịch nổi tiếng về sự ô nhiễm môi trường tăng lên ở mức báo động. Có thể kể đến tại Hải Phòng, ở các khu vực biển thuộc Cát Bà mỗi ngày công nhân đều thu gom lượng lớn rác thải trôi nổi khắp mặt vịnh, các bãi tắm; bãi biển Đồ Sơn, những chai nhựa, túi nilon… theo sóng trôi dạt dọc bãi cát vàng, làm mất mỹ quan khu du lịch…; bên cạnh đó chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới, ngư cụ trôi nổi của người dân trên biển.

Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các bãi biển hiện nay ở Việt Nam. Chính sự thiếu ý thức của con người đã biến những địa điểm du lịch tuyệt đẹp trở thành “điểm đen” về môi trường sống.

Tại Việt Nam, hiện nay, rác thải nhựa đang là một vấn đề lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện với 109 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 17 về lượng rác thải nhựa, trong đó, xét riêng về lượng rác thải nhựa xả ra biển, Việt Nam đứng top 5 thế giới.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/bao-dong-o-nhiem-dai-duong-do-rac-thai-nhua-9049.html