24/11/2024 | 10:58 GMT+7, Hà Nội

Bài thuốc trị ho cực nhạy chỉ với 1 nhánh gừng

Cập nhật lúc: 18/01/2020, 07:00

Chỉ với một nhánh gừng tươi có sẵn trong bếp, bạn sẽ chẳng phải lo ngại những cơn ho dai dẳng hay viêm họng quấy rầy nữa.

Gừng có thể dùng để trị ho, cảm lạnh, cảm cúm cho cả người lớn và trẻ em, bởi có tính ấm, kháng viêm và kháng nấm hiệu quả. Những cách trị ho bằng gừng cũng rất dễ thực hiện và làm giảm các cơn ho nhanh chóng.

Trị ho bằng nước gừng

Nếu cơn ho của người bệnh xuất phát từ cảm lạnh, cảm cúm thì hoàn toàn có thể sử dụng nước gừng để điều trị ho. Loại nước này làm giảm các triệu chứng khó chịu, các cơn ho kéo dài dai dẳng.

Cách làm: Gừng mang gọt vỏ rồi giã nhuyễn, sau đó cho vào nồi nước, chờ nấu sôi trong khoảng 10 phút thì có thể sử dụng được. Lưu ý chỉ dùng nước gừng tươi vào mỗi buổi sáng, không nên dùng buổi tối vì sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Trị ho bằng gừng và đường phèn

Cách trị ho có đờm bằng gừng và đường phèn rất hiệu quả. Dùng gừng chưng với đường phèn sẽ giúp loại bỏ hàn khí trong cơ thể, làm ấm bụng giúp đẩy lùi cơn ho lâu ngày.

Cách làm: Gừng sau khi rửa sạch thì mang thái lát mỏng. Cho đường phèn và gừng đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút thì mang ra để nguội. Mỗi ngày nên ngậm 2-3 lần thì sau vài ngày cơn ho sẽ giảm rõ rệt.

Trị ho bằng gừng và mật ong

Gừng có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao thì mật ong cũng có công dụng tương đương. Mật ong có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong vòm họng, giúp bạn nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu. Có thể nói, sự kết hợp giữa gừng và mật ong tạo thành một bộ đôi hoàn hảo để đánh bay các cơn ho.

Cách làm: Dùng gừng giã nhuyễn rồi cho vào cốc nước nóng, sau đó cho thêm một thìa mật ong, khuấy đều là có được hỗn hợp trị ho. Vào mỗi buổi sáng, sử dụng một ly nước trà gừng để làm dịu họng, giảm ho hiệu quả.

Trị ho bằng gừng và muối

Một bộ đôi nữa cũng không kém phần hòa hợp là gừng và muối. Hỗn hợp này có khả năng trị ho rất tốt, bơi gừng có thể hoạt động kháng khuẩn bên trong còn muối hoạt động trên lớp niêm mạc của cổ họng, chống lại sự phát triển của vi khuẩn.

Cách làm: Gừng để nguyên vỏ, rửa sạch và giã nát. Cho gừng và muối vào nước và đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn một nửa lượng nước so với ban đầu. Lọc lấy nước để uống hằng ngày khi còn ấm.

Trị ho bằng gừng và chanh tươi

Dùng gừng, lá me và một ít chanh tươi có thể làm dịu họng, ấm cơ thể và làm giảm các cơn ho nhanh chóng.

Cách làm: Gừng gọt vỏ rồi thái mỏng, lá me rửa sạch rồi cho vào ấm nước đun sôi với 2 ly nước nhỏ, đến khi chỉ còn khoảng một nửa là được. Tiếp đến cho đường và nước cốt chanh vào khuấy đều là có thể sử dụng.

Những người không nên dùng gừng

- Phụ nữ mang thai

- Người bị bệnh viêm da

- Người bị bệnh tiểu đường

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

- Người bị bệnh gan, sỏi mật

- Người bị cao huyết áp, bệnh tim…