19/01/2025 | 16:21 GMT+7, Hà Nội

Bác sĩ cảnh báo: Thổi sáp ong trị viêm tai giữ có thể gây tử vong cho trẻ

Cập nhật lúc: 30/01/2019, 15:00

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ thường hay tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không được thổi thuốc, thổi lá hay các loại thuốc nam vào tai gây ứ mủ dịch nguy hiểm cho tai.

Gần đây trên mạng xã hội chia sẻ về việc thổi sáp ong chưa khỏi bệnh viêm tai giữa. Theo chia sẻ của bà mẹ “Em vốn không tin vào các bài thuốc dân gian lắm, sau đó qua những thông tin biết được thì quen 1 em, em ấy đã từng sử dụng phương pháp này thành công ngoài mong đợi sau khi hỏi kỹ và tìm hiểu thêm mình mới dám thực hiện.... Đó là phương pháp xông tai bằng sáp ong.

B1: Sáp ong rừng: vắt nguyên lấy sáp bỏ mật đi, xong đun nóng lên cho tan ra( Không cần cho nước , đi lên nó sẽ tan)

B2: Lấy Sáp ong đã đun phết lên tờ giấy mỏng ( giấy trong bộ vàng hương hay có , càng mỏng càng tốt , làm nhanh lúc sáp còn nóng không nguội nó cóng lại không làm được )

B3: Chuẩn bị 1 cái ấm nước pha trà y hình , chế tạo cái vòi để thổi( bước này rất quan trọng mà chính ông chồng em sáng tạo ra, em bé tránh dc nóng mà khói vào 100% sâu bên tai luôn, tránh được sáp nóng rớt vào tai , rất hiệu quả)

Cái quan trọng nhất là: làm sao cho khói của Sáp ong vào tai được nhiều nhất. Riêng chế tạo cái ấm này thì các bác ib em chỉ cho, nói dài dòng lắm, em thấy nó cũng đơn giản lắm

Mỗi ngày em làm 2 lần, mỗi lần tầm 5phút 1 tai , 1 tờ giấy đã quyệt sáp làm 2 tai. Làm 1 tuần liên tiếp, sau đó 2 ngày làm 1 lần đến hết nửa tháng ạ””.

Chia sẻ này nhận được hàng trăm nghìn lượt xem và chia sẻ. Tuy nhiên, phương pháp này có thật sự công hiệu hay tiềm ẩn các mối nguy hại đến sức khoẻ của trẻ nhỏ?. 

Bài viết chia sẻ cách dùng sáp ong thôi vào tai trị viêm tai giữa trên mạng xã hội.

Bài viết chia sẻ cách dùng sáp ong thôi vào tai trị viêm tai giữa trên mạng xã hội.

Viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp (hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo). Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.

Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu... nên kháng sinh nhóm B lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, từ ngày bà còn công tác tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã thường xuyên gặp các bé bị biến chứng như trên do viêm tai giữa mà bố mẹ bé không điều trị kịp thời, triệt để, khiến viêm tái đi tái lại kèm theo ứ dịch mủ trong tai.

Đặc biệt gần đây, nhiều bé được bố mẹ đưa đến bệnh viện khám và cho biết đã dùng cách thổi sáp ong và biến chứng nặng nề gây liệt mặt thậm chí điếc tai. Dùng sáp ong trong điều trị bệnh viêm tai hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Thậm chí, đổ sáp như thế sẽ bịt mất đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai, mủ không chảy được ra ngoài sẽ chảy vào trong gây nên viêm màng não và áp xe não dẫn tới tử vong.

Bác sĩ An nhấn mạnh tuyệt đối bệnh nhân không được cho bất cứ lá cây hay cây dại rắc vào tai hoặc thuốc kháng sinh dạng nước nào mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ thì không được dùng. Tai có thể bị viêm nhiễm nặng hơn khi tiếp xúc với thuốc chưa qua kiểm duyệt và khử trùng.

Đặc biệt do đặc điểm tuổi, cấu trúc của vòi tai, do hoạt động của vòi tai thông với họng chưa tốt. Vòi tai nằm ngang (chưa dốc, càng lớn càng dốc), hệ thống vòi mềm nên đóng mở chậm, sức đề kháng kém nên hay bị viêm tai giữa.

PGS Nguyễn Thị Hoài An - Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

PGS Nguyễn Thị Hoài An - Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Các nghiên cứu của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương thì tuổi lên 3 tỷ lệ viêm tai giữa 17 – 18 %. Từ trên 3 – 5 tuổi giảm còn 9 %, và tiểu học chiếm 3 %. Liên quan tới tuổi rất nhiều. Yếu tố thuận lợi của viêm tai giữa nữa là em bé sức đề kháng kém, bị suy giảm miễn dịch toàn thân làm em bé dễ nhiễm khuẩn.

Đặc biệt theo các chuyên gia y tế thì khi trẻ hay bị viêm VA, giữa cơ thể và vi khuẩn, thuốc kháng sinh hình thành màng bao bọc, tạo thành "lô cốt" vững chắc bảo vệ vi khuẩn nằm trong tổ chức VA mà không một kháng sinh nào tới diệt được.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị.

Khi vi khuẩn đã kháng kháng sinh, không diệt được tại tổ chức VA thì lập tức biến chứng vào tai.

100% các trường hợp viêm tai giữa cấp nhiễm bởi vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu không điều trị được gốc rễ là nạo VA thì VA là nguồn vi khuẩn tấn công tai giữa. Do đó, tình trạng viêm tai giữa ở nhiều trẻ vẫn tiếp tục tái diễn. 

Điều cần nhớ việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa vì có thể để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai