18/01/2025 | 12:48 GMT+7, Hà Nội

Bác sĩ cảnh báo tác hại khôn lường của việc lạm dụng gel rửa tay khô

Cập nhật lúc: 01/04/2020, 07:20

Mập mờ thông tin sản phẩm, không đủ chỉ tiêu chất lượng vẫn quảng cáo rầm rộ... phải chăng đã có doanh nghiệp đang trục lợi dựa trên nhu cầu phòng chống dịch Covid-19 của người dân?

Có phải tất cả các loại gel rửa tay khô đều tốt như quảng cáo?

Bất cứ một sản phẩm là mỹ phẩm, dược phẩm hay hóa mỹ phẩm theo luật đều được xác định qua mục đích sử dụng sản phẩm và phải được công khai để người tiều dùng nắm được. Những luật khác nhau và những quy định, tiêu chuẩn khác nhau được áp dụng riêng cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời điểm cao điểm của dịch bệnh, nhiều hãng sản xuất đôi khi "lách luật", đưa ra thị trường các sản phẩm không rõ là thuộc phạm vi nào khiến người tiêu dùng hoang mang về chất lượng thực sự của các sản phẩm này.

Nước rửa tay là sản phẩm vệ sinh giúp diệt khuẩn và sát khuẩn, sản phẩm dưới dạng dung dịch, hãy dạng xịt hoặc dạng gel và đây là mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành của bộ Y Tế. Có nhiều tiêu chí để xem xét, phân loại nước rửa tay. Nếu dựa trên mục đích sử dụng (công dụng) thì sẽ có 2 cơ sở để phân loại.

Nước rửa tay là chế phẩm vệ sinh:

Mục đích sử dụng của các sản phẩm này chủ yếu là để khử trùng, diệt khuẩn ở tay người. Thường dùng trong các cơ sở y tế hay các cơ sở chế biến thực phẩm. Hồ sơ của các sản phẩm này sẽ do Cục quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế tiếp nhận và xử lý.

Nước rửa tay là mỹ phẩm:

Mục đích sử dụng của nước rửa tay là để làm sạch, tạo cảm giác thơm tho và dễ chịu cho người sử dụng. Có một số sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn.

Việc sử dụng nước rửa tay được các chuyên gia y tế khuyến khích và khuyên dùng vì ngoài tác dụng làm sạch, các sản phẩm dạng này còn có thể hạn chế, ngăn ngừa vi khuẩn tác động trong một thời gian nhất định như Lifebuoy. Tuy nhiên điều này chưa được rõ ràng vì công năng của mỹ phẩm không có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn như các phương tiện quảng cáo trên truyền hình đã cung cấp. Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ công bố nước rửa tay trong trường hợp này thuộc về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2011/ TT – BYT về quản lý mỹ phẩm đã khái niệm về sản phẩm mỹ phẩm như sau: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người ( da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt“.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế phòng hộ của người dân tăng đột biến, rất nhiều các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân nhanh chóng tung ra hàng loạt các sản phẩm nước rửa tay với những lời quảng cáo có cánh, tạo ra một ma trận nước rửa tay trên thị trường, người tiêu dùng rất khó để có thể phân biệt được đâu là hàng chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, đâu là sản phẩm kém chất lượng.

Cụ thể, như thời gian gần đây, việc gel rửa tay khô On1 liên tục dính nhiều "lùm xùm" về mặt giấy tờ kiểm nghiệm cũng khiến người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thực sự. Ngoài việc sản phẩm không ghi rõ là mỹ phẩm, dược phẩm hay hóa mỹ phẩm theo công văn hướng dẫn của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế thì việc không được cơ quan chức năng công nhận "khả năng diệt khuẩn", Công ty Lix lại vẫn "tung ra" phiếu kiểm nghiệm khiến người tiêu dùng hoang mang về sản phẩm gel rửa tay On1. 

Phiếu kiểm nghiệm 024G/20/MP do Lix "tung ra" đối với sản phẩm On1 có các chỉ tiêu từ 2, 3, 4, 6 đạt theo Thông tư 06/2011/TT-BYT. Các chỉ tiêu “pH” và “khả năng diệt khuẩn” "hàm lượng ethanol" của sản phẩm On1 không được Trung tâm kiểm nghiệm công nhận.

Thực tế, trên nhãn mác sản phẩm gel rửa tay khô có ghi bao gồm thành phần Ethanol, nước, glycerin, carbomer, hương liệu. Trong đó, Ethanol là thành phần chính có tác dụng sát khuẩn trong các loại dung dịch/gel rửa tay khô. Tùy theo nhà sản xuất, mỗi loại dung dịch/gel rửa tay khô sẽ có thành phần và nồng độ ethanol khác nhau, nhưng thường gặp và hiệu quả hơn cả là ethanol 70%. Glycerin được tạo thành từ phản ứng xà phòng hoá các chất béo. Với những nồng độ khác nhau Glycerin sẽ mang trong mình những tính khác nhau và được sử dụng với vai trò khác nhau, Glycerin được ứng dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, đặc biệt là trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm. Carbomer là một thành phần có đặc tính làm dày và làm đặc, khi dùng ở tỷ lệ thấp thì có khả năng điều chỉnh được độ nhớt khá ổn định cho nên được sử dụng trong các công thức để bào chế mỹ phẩm.

Tuy nhiên, căn cứ theo phần kết luận tại phiếu kiểm nghiệm 024G/20/MP do Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương cấp cho Công ty Cổ phần bột giặt Lix, trong 8 chỉ tiêu kiểm nghiệm (tính chất, arsen, chì, thủy ngân, pH, thử giới hạn và khả năng diệt khuẩn, hàm lượng ethanol), gel rửa tay khô On1 chỉ đáp ứng được 4/8 chỉ tiêu do Bộ Y tế đưa ra, các chỉ tiêu số 5 “pH”, số 7 “khả năng diệt khuẩn” (99,9%) và hàm lượng Ethanol ở 20 độ C (70,92%) không được công nhận tại phiếu kiểm nghiệm. 

Độ pH dùng để phân biệt các loại dung dịch hay đặc tính của từng loại dung dịch. Theo quy ước thì độ pH của nước chuẩn nhất có giá trị = 7, những dung dịch có độ pH < 7="" là="" các="" dung="" dịch="" mang="" tính="" axit="" và="" độ="" ph="" trong="" gel="" rửa="" tay="" khô="" on1="" là="" 6,37=""><7 -="" axit="" nhẹ)="" và="" nếu="" sử="" dụng="" trong="" thời="" gian="" dài="" rất="" có="" thể="" sẽ="" gây="" ra="" viêm="" da,="" khiến="" da="" khô="" và="" mất="" nước,="" đặc="" biệt="" là="" đối="" với="" những="" khách="" hàng="" có="" da="" nhạy="">

Bên cạnh đó, khả năng diệt khuẩn (99,9%) và thành phần chính (Ethanol) cũng không đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm, các thành phần khác trên nhãn mác không được đề cập đến, người tiêu dùng căn cứ vào đâu để tin rằng đây thực sự là một sản phẩm bảo đảm chất lượng ?

Việc liên tục dính nhiều "lùm xùm" đã khiến người tiêu dùng đặt các nghi vấn về chất lượng thực sự của gel rửa tay On 1

Gel rửa tay On1 có thực sự chỉ sơ xuất về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng như đã công bố hay không khi những "lùm xùm" về giấy tờ kiểm nghiệm còn chưa được làm rõ. Trong khi đó, một sản phẩm chưa được công nhận về tiêu chuẩn chất lượng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn về sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng trong một thời gian dài...

Lời cảnh báo từ bác sĩ

Dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô sát khuẩn được hiểu là sản phẩm được điều chế dưới dạng dung dịch có thể là dạng xịt hoặc dạng gel dùng để làm sạch tay khi bị dính bẩn, sát khuẩn mà không cần dùng đến nước. Các sản phẩm này có thành phần chính là cồn y tế (loại cồn 70 độ), nước, tinh dầu, chất diệt khuẩn… Nếu nước rửa tay khô có nồng độ cồn quá thấp (dưới 60 độ) thì không có tác dụng diệt khuẩn hoặc tác dụng diệt khuẩn quá thấp. Trong khi đó, nếu nồng độ cồn quá cao (90 độ) thì sẽ làm đông, vón cục lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus làm giảm tác dụng diệt khuẩn.

Tuy nhiên, không phải loại nước rửa tay khô nào trên thị trường hiện nay cũng được kiểm nghiệm, công nhận là sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cùng nhu cầu sử dụng dung dịch rửa tay để phòng bệnh tăng cao như hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các loại dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô để bán ra thị trường nhằm trục lợi. 

Từ lúc dịch Covid-19 bùng phát tới nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều cơ sở kinh doanh gel rửa tay khô không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những chai gel rửa tay diệt khuẩn với cái tên "khẳng định diệt được virus Corona" hay đi kèm những lời quảng cáo có cánh khác đã khiến nhiều người tiêu dùng lầm tin và chọn mua, dẫn đến hệ quả không mong muốn. 

Gel rửa tay khô khi chưa được kiểm chứng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Theo các bác sĩ khuyến cáo, việc sử dụng dung dịch sát khuẩn kém chất lượng sẽ tiềm ẩn hai nguy cơ lớn. Thứ nhất, sản phẩm mang mác “sát khuẩn” nhưng không có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Thứ hai, chúng có thể gây ra phản ứng phụ tại chỗ như viêm da kích ứng, dị ứng hoặc gây độc hại khi dung dịch vào mắt, mũi, miệng, thức ăn. Do đó, người tiêu dùng cần cẩn trọng, chỉ chọn mua những sản phẩm có thương hiệu, uy tín và nguồn cung chính thống, rõ ràng.

Thực tế, việc tràn lan các sản phẩm gel rửa tay khô trên thị trường đã khiến cho người tiêu dùng khó phân biệt được hàng giả - hàng nhái - hàng kém chất lượng nên đã có khá nhiều trường hợp, vì tin vào những lời quảng cáo "có cánh" mà sau khi sử dụng đã bị mẩn ngứa, da bong tróc, dị ứng... 

Gel rửa tay On1 vẫn đang dính nhiều nghi vấn liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Nếu người tiêu dùng không thận trọng, tiếp tục mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe bởi việc dùng dung dịch sát khuẩn kém chất lượng sẽ gây tổn hại đến da, thậm chí gây nhiều hệ lụy khác nếu thành phần của chúng chứa nhiều cồn công nghiệp và các chất hóa học gây hại khác không được phép lưu hành, sử dụng.

WHO cũng khuyến cáo loại dung dịch này chỉ nên pha chế trong trường hợp người dùng không có cơ hội sử dụng các loại xà phòng. Bởi chất lượng của dung dịch sát khuẩn tự chế vẫn tồn tại khuyết điểm như khó kiểm soát nồng độ cồn của thành phẩm cuối cùng, có thể dẫn đến viêm da nếu sử dụng lâu dài.

Cảnh báo về thực trạng gel rửa tay khô kém chất lượng tràn lan trên thị trường và việc người tiêu dùng lạm dụng sản phẩm này, bác sĩ Ngô Đức Hùng - khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã từng chia sẻ trên báo Tri thức trực tuyến: “Vì tốc độ lây lan nhanh, Covid-19 đã trở thành đại dịch trên thế giới. Phòng hơn chống, rửa tay với xà phòng 20 giây vẫn là lựa chọn tốt nhất. Do không phải lúc nào cũng có sẵn xà phòng nên nước rửa tay nhanh (gel rửa tay khô) được khuyên dùng. Dù vậy, nhiều người chuộc lợi từ dịch cũng nổi lên theo, gel hay nước rửa tay nhanh tràn ngập thị trường với lời quảng cáo diệt được Corona, diệt khuẩn tuyệt đối…”

Bác sĩ cho biết thêm, người dân dù lo, cũng cần cẩn thận với những nhãn hiệu chưa được kiểm chứng. Nước rửa tay dùng đúng cách và đúng thời điểm mới có hiệu quả phòng bệnh. Nếu không, chính nước sát khuẩn này sẽ phá vỡ mối cân bằng vi sinh trên da, chưa kể gây kích ứng và làm hỏng, đặc biệt là da em bé. Gel rửa tay dễ pha chế, nhưng nếu tỷ lệ thành phần không được đảm bảo sẽ gây ra nhiều hệ lụy. 

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị có uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cũng như tránh rước họa vào người.

Rửa tay bằng xà phòng vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể hiện nay. Xà phòng có khả năng giúp kháng khuẩn tối ưu, giúp mềm da tay, bên cạnh đó có giá thành khá rẻ và dễ mua ở các siêu thị và tiệm tạp hóa. Ngoài ra, khi rửa lại với xà phòng dưới vòi nước mạnh, cũng sẽ giúp loại trừ những vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, chuyên gia da liễu bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh, rửa tay với xà phòng dưới vòi nước đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, khi rửa tay bằng xà phòng, không nên rửa qua loa mà phải chà xát các kẽ ngón tay, lòng bàn tay trong vòng 20 – 30 giây, sau đó rửa lại với nước mới giúp diệt khuẩn hiệu quả.

Để phòng dịch, nhiều chuyên gia khuyến cáo rửa tay 20 giây với xà phòng sạch khuẩn chất lượng, thay vì chạy theo lời quảng cáo “có cánh” của một số cơ sở bán gel rửa tay không đảm bảo.

Tuy nhiên, vì một điểm bất tiện là không thể mang theo thường xuyên cũng nhưng không phải nơi nào cũng có nước để rửa lại nên chỉ có thể khắc phục bằng việc trước khi ra khỏi nhà hoặc sau khi về đến nhà, rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức để loại bỏ tất cả những mầm bệnh có thể gây hại cho cơ thể. 

Cách nhận diện hàng giả, hàng kém chất lượng

- Dung dịch sát khuẩn đảm bảo tiêu chuẩn là loại được các doanh nghiệp, cơ sở uy tín sản xuất, trên bao bì sản phẩm có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế. Các sản phẩm chính hãng sẽ diệt được đa số vi khuẩn bám trên bề mặt da, hạn chế thấp nhất viêm da, kích ứng đỏ, ngứa da khi sử dụng. Một số sản phẩm còn có tác dụng làm mềm da.

- Dung dịch sát khuẩn giả hoặc kém chất lượng thường in thông tin sơ sài trên sản phẩm, không thể hiện rõ trên nhãn mác về thông tin sản phẩm, thành phần, cơ sở sản xuất...