9 mẹo thú vị giúp bạn kiểm soát cơ thể trong nháy mắt
Cập nhật lúc: 28/07/2020, 20:00
Cập nhật lúc: 28/07/2020, 20:00
Thông tin trong bài chỉ mang tính cung cấp thông tin, hãy tham khảo tư vấn của chuyên gia trước khi thử các mẹo dưới đây.
Thổi vào ngón tay cái để trấn tĩnh
Việc thổi vào ngón cái sẽ giúp giảm cảm giác bồn chồn thường gặp khi đang hồi hộp, ổn định lại nhịp tim. Hành động thổi hơi cũng khiến bạn điều hòa hơi thở, hít thở sâu và giúp bạn trấn tĩnh hơn.
Khi dây thần kinh ở tai bị kích thích sẽ gây phản xạ ở vùng họng cổ họng, khiến cơ họng co lại và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Bóp ngón cái tay trái để giảm phản xạ họng
Tạo áp lực lên một điểm cụ thể trên ngón tay có thể giảm đáng kể phản xạ họng. Một trong những cách dễ dàng nhất là nắm chặt bàn tay trái với ngón cái cho vào trong như hình trên.
Nhấn vào lợi hàm trên khi bị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam hãy nhấn vào phần lợi phía hàm răng trên, có thể chặn động mạch đưa máu lên mũi.
Cúi đầu để nuốt thuốc dễ dàng
Nếu bạn khó nuốt viên thuốc, hãy cúi đầu về phía trước thay vì ngửa ra sau để nuốt thuốc dễ dàng hơn. Khi đó viên thuốc sẽ trôi về cổ họng ngay lập tức.
Xoay đầu để 'khởi động' cánh tay
Cánh tay bị tê có thể là do sự chèn ép các dây thần kinh ở cổ. Vì vậy, nếu bạn vận động cơ cổ bằng động tác xoay đầu sẽ giúp giảm đi áp lực ở cánh tay.
Xả nước lạnh vào bàn tay giảm đau đầu
Nước lạnh có thể khiến mạch máu co lại, giảm áp lực lên dây thần kinh. Xả nước lạnh lên bàn tay sẽ có tác dụng nhanh vì bàn tay có nhiều dây thần kinh kết nối với bộ não.
Chườm đá lên mu bàn tay giảm đau răng
Chườm đá lên mu bàn tay, khi cảm thấy tê dần thì chà nhẹ đá ở phần giữa ngón cái và ngón trỏ, là nơi có nhiều đầu mối thần kinh. Cảm giác lạnh sẽ ngăn chặn cảm giác đau truyền đi nên bạn sẽ cảm thấy đỡ đau.
Vươn tay qua đầu để chữa nấc cụt
Động tác duỗi thẳng tay qua đầu có tác động đến cơ hoành và làm chặn sự co thắt liên tục, không kiểm soát của cơ hoành - nguyên nhân gây ra nấc cụt.
(Theo Bright Side)
08:00, 28/07/2020
10:00, 24/07/2020
20:00, 23/07/2020