20/04/2024 | 01:11 GMT+7, Hà Nội

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường

Cập nhật lúc: 29/12/2018, 21:00

Khi thiên thần nhỏ lên 2 tuổi, trẻ bắt đầu có những thái độ xấu và làm những điều khiến người lớn bực mình. Trong những trường hợp như dưới đây, cha mẹ cần bình tĩnh vì thói quen của trẻ là bình thường.

 

Dưới đây là những thói quen của trẻ khi đến tuổi "phản nghịch" và cách ứng phó dành cho cha mẹ.

 1. Luôn nói "không"

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 0

Một đứa trẻ ngoan ngoãn, yên tĩnh bắt đầu nói không với mọi yêu cầu của bố mẹ. Chúng cãi lại ngay cả khi đó là thứ chúng thường thích.

Điều gì đang xảy ra?

Thông thường, giai đoạn "không" này cho thấy trẻ bắt đầu nhận thức được chúng có thể tự khẳng định mình. Điều này thường xảy ra ở trẻ 2,5 - 3 tuổi. Chúng đã nhận ra chúng là một cá thể, không phải một phần của cha mẹ và cố gắng khẳng định vị trí riêng của mình trong gia đình.

Cha mẹ phải làm gì?

Hãy kiên nhẫn và đừng cố gắng kìm hãm tinh thần nổi loạn của con. Hãy để chúng đưa ra quyết định và để chúng tự lập hơn: bạn có thể để con tự quyết định mặc gì đi lớp. Như vậy con sẽ tin tưởng bạn hơn và trở nên tự tin hơn.

2. Hỏi đi hỏi lại một câu hỏi

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 1

Con bạn không chỉ lặp đi lặp lại cùng một từ, chúng còn yêu cầu bạn phản ứng lại. Nhưn đôi khi, cha mẹ lại không thể hiểu con cái muốn gì, và trẻ sẽ buồn vì không nhận được câu trả lời chúng muốn. Hành vi này có thể khiến cả những cha mẹ bình tĩnh nhất cũng phát điên.

Điều gì đang xảy ra?

Lặp lại là cách tốt nhất để ghi nhớ cách dùng một từ và ý nghĩa của từ tùy theo tình huống và thời gian. Ngoài ra trẻ cũng cần tập luyện với âm và ngữ điệu.

Cha mẹ phải làm gì?

Hãy nhớ rằng sự lặp lại là một bước để con thành thạo kỹ năng nói. Hãy khuyến khích con bạn, nói chuyện với chúng nhiều hơn: thời kỳ lặp lại của chúng sẽ kết thúc, nhưng phản ứng tiêu cực của bạn có thể gây ra hậu quả về sau.

3. Thường xuyên tỉnh giấc lúc đêm khuya

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 2

Con bạn vẫn thường đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi sáng, nhưng rồi chúng bỗng dưng tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng, thậm chí khóc quấy. Việc này xảy ra ngày một thường xuyên và bạn không thể chịu nổi.

Điều gì đang xảy ra?

Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra do những cảm xúc và thông tin mới mà trẻ tiếp nhận trong ngày. Nếu trẻ không muốn ngủ, có lẽ buổi tối trẻ đã trải qua nhiều cảm xúc mạnh. Hoặc đôi khi có thể do chúng vừa thành thạo kỹ năng nào đó là muốn thử ngay đến nỗi hy sinh cả giấc ngủ

Cha mẹ phải làm gì?

Đầu tiên, hãy thử lập kế hoạch cho mọi hoạt động vào buổi sáng. Nếu trẻ vẫn không muốn ngủ vào buổi tối thì đừng bực bội với trẻ. Hãy dành thời gian cho con, con sẽ bình tĩnh lại trong vài phút và ngủ tiếp.

4. Không muốn nghe cha mẹ nói

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 3

Buổi sáng, bạn phải đưa con đi mẫu giáo rồi đi làm. Nhưng chúng không muốn, chúng ném bữa sáng, chạy khắp phòng, hò hét, không chịu đánh răng.

Điều gì đang xảy ra?

Theo nhà tâm lý học John Gottman, đối với trẻ em, chơi đùa là cách chủ yếu để khám phá thế giới. Vừa tỉnh giấc, con bạn tràn đầy năng lượng và bạn không nên mắng chúng khi mọi chuyện không theo kế hoạch của mình.

Cha mẹ phải làm gì?

Xem xét lại lịch trình của mình. Có thể bạn cần dậy sớm hơn để có thời gian chơi với con trước khi đi học, đi làm. 

5. Khóc không lý do

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 4

Hôm nay bạn không cho con xem hoạt hình và trẻ bắt đầu la hét, khóc quấy với bạn, và bạn mắng con là hư.

Nhưng hãy nhớ lại hôm qua, bạn đã cho con xem hoạt hình ba tiếng đồng hồ để con không quấy khi bạn đang bạn.

Điều gì đang xảy ra?

 

Trẻ em luôn ghi nhớ các nguyên tắc trò chơi và không hiểu vì sao tình huống lại bị thay đổi. Do vậy nếu bạn không đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ giận dữ.

Cha mẹ cần phải làm gì?

Bạn và con cần có quy định rõ ràng. Đừng vì mình là người lớn mà tự ý thay đổi. Cả cha mẹ cùng con phải theo sát quy tắc đã đặt ra.

6. Ném đồ

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 5

Con bạn thường xuyên ném bút, đồ chơi hoặc các vật khác, rồi lại khóc đến khi bạn nhặt lại đồ cho con.

Điều gì đang xảy ra?

Trẻ sơ sinh có xu hướng hành vi bốc đồng, chúng không thể kiểm soát điều đó vì bộ não còn chưa phát triển hoàn thiện.

Hơn nữa, ném đồ đạc là kỹ năng mà trẻ cần thực hành: chúng phát triển kỹ năng vận động và phối hợp giữa tay và mắt.

Cuối cùng, khi trẻ ném đồ, chúng sẽ học được mối quan hệ nhân quả (nếu bạn ném đồ, nó sẽ rơi xuống).

Cha mẹ cần phải làm gì?

Hãy giải thích với trẻ đồ nào có thể ném, đồ nào thì không. Thông thường đến khi lên 2 tuổi trẻ đã có thể hiểu được những điều đó rồi.

7. Không chịu ăn

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 6

Con bạn luôn ăn rất ngoan, nhưng giờ chúng lại không chịu ăn ngay cả những món chúng thích nhất. Con thường ăn không hết và bỏ mứa đồ ăn.

Điều gì đang xảy ra?

Bác sĩ nhi khoa chỉ ra một số lý do có thể gây mất cảm giác ngon miệng ở trẻ, như mệt mỏi, mọc răng hoặc đơn giản là do trẻ muốn chơi. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các món ăn mớicũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con bạn. Trẻ con thường khá bảo thủ và những cái mới sẽ làm chúng sợ, vì vậy nếu cứ khăng khăng ép chúng ăn, cha mẹ có thể làm tình hình càng tồi tệ thêm.

Cha mẹ cần phải làm gì?

Đừng ép con ăn nếu con khôn muốn. Khi lên 2 tuổi, con đã có thể nhận biết mình đã no hay chưa. Nếu thử đồ ăn hãng mới, hãy để con dần làm quen với món ăn đó.

8. Thường xuyên kích động

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 7

Đây là ác mộng đối với các bậc cha mẹ. Ban đầu trẻ khóc để vòi vĩnh, rồi sau đó trẻ bỗng mất kiểm soát. Mọi thứ càng tồi tệ hơn nếu cha mẹ và con đang ở nơi công cộng. Đôi khi gần như cha mẹ không thể làm con bình tĩnh lại.

Điều gì đang xảy ra?

Sự kích động của trẻ thường có những lý do sâu xa và khó hình dung để xảy ra. Có thể là do trẻ mệt mỏi, quá tải cảm xúc, đói,... 

Trong trường hợp này, tình huống nhỏ nhất như cha mẹ từ chối mua đồ chơi cho trẻ cũng có thể biến thành thảm họa. Người trưởng thành đã có thể đối phó với cảm xúc của họ, nhưng hệ thống thần kinh của trẻ em vẫn chưa phát triển đủ.

Cha mẹ cần phải làm gì?

Nói chuyện và cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ là hoàn toàn vô dụng. Bạn có thể cố gắng tránh khiến trẻ kích động từ đầu (ví dụ cho chúng làm gì đó thú vị hơn) hoặc cứ để trẻ khóc và tự bình tĩnh lại. 

Theo các chuyên gia, trong những trường hợp như thế này, cha mẹ không nên nhượng bộ. 

Nhưng làm thế nào để đối phó với cảm xúc quá mức ở trẻ

8 thói quen của trẻ khiến người lớn bực bội nhưng hóa ra rất bình thường 8

Nghiên cứu của Mỹ (2018) thực hiện bởi Alan L. Mendelsohn và các cộng sự tiết lộ việc đọc to thành tiếng có tác động đến trạng thái cảm xúc của trẻ.

Nghiên cứu chứng mình rằng những đứa trẻ được cha mẹ đọc truyện cho chúng nghe sẽ trở nên bớt hung hăng hơn. Các nhà khoa học giải thích rằng quá trình bắt đầu khi trẻ nghe kể chuyện có liên hệ chặt chẽ đến khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của trẻ.

Do đó, cha mẹ hãy dành thời gian đọc truyện cho trẻ, cho dù trẻ đang ngoan ngoãn hay có những hành vi nổi loạn như trên. 

(Theo Bright Side)