18/01/2025 | 19:53 GMT+7, Hà Nội

8 lời khuyên đơn giản dành cho sinh viên năm nhất để bắt nhịp cuộc sống đại học

Cập nhật lúc: 11/08/2018, 21:03

Đại học là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng có nhiều căng thẳng, áp lực. Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích dành cho sinh viên năm nhất trong bài viết này.

Nếu bạn đang đọc bài viết này, chắc hẳn bạn vừa thành công đỗ vào một trường đại học. Đây là điều đáng chúc mừng vì đại học được cho là quãng thời gian thú vị nhất đời người, nhiều niềm vui, bạn bè, cơ hội phát triển,...

Tuy nhiên, đại học cũng có nhiều khó khăn, căng thẳng. Dưới đây là 8 bí quyết đơn giản sẽ giúp bạn trải qua năm nhất sinh viên dễ dàng hơn.

1. Chủ động kết bạn và hòa đồng với mọi người

Empty

Một điều bạn sẽ học được ở đại học là bạn bè không phải lúc nào cũng tự tìm đến bạn.

Hãy chủ động kết bạn với mọi người, trao đổi, thảo luận. Nếu bạn bắt chuyện với ai đó, người ta cũng sẽ bắt chuyện với bạn. Thời điểm tốt nhất chính là tuần đầu làm quen khi tất cả đều là người mới và đang muốn tìm bạn mới.

2. Làm quen với bạn cùng phòng/cùng nhà trọ

Empty

Bạn không cần làm bạn tốt nhất của họ, những hãy nhớ rằng các bạn sẽ trọ cùng nhau, dùng chung nhà, chung bếp,... 

Quan hệ không tốt với bạn cùng phòng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy dù không quá hứng thú với họ thì bạn cũng cần tham gia các hoạt động cùng nhau như đi chơi, mua sắm, tập thể dục thể thao.

Sẽ có những lúc bạn cáu giận với bạn cùng phòng vì những lý do này nọ, chẳng hạn bạn đó lỡ làm đổ nước của bạn, hay mượn bát xong mà quên rửa,... nhưng nếu được bạn cùng phòng quý mến thì bạn cũng luôn có lợi hơn.

3. Đừng để ăn chơi ngốn hết tiền của bạn

Empty

Là sinh viên đại học, bạn được giải phóng và thoải mái tiêu xài, ăn uống, vui chơi nhiều hơn. Nhưng hãy nhớ cân nhắc chuyện tài chính.

Những khoản chi tiêu tưởng nhỏ nhặt, như những cốc trà sữa hàng ngày hay thi thoảng mua sắm quần áo, giày dép,... cộng dồn vào cũng sẽ thành không nhỏ đâu. 

Đừng để bản thân nợ nần hay rơi vào cảnh ăn mỳ tôm cuối tháng.

4. Khóa đồ ăn, đồ dùng cá nhân cẩn thận

Empty

Nghe có vẻ kỳ cục nhưng đây là điều khôn ngoan. Bạn cùng phòng có thể sẽ lấy đồ ăn của bạn khá tùy tiện, đơn giản là họ bỗng dưng hết sữa pha trà nên tiện "xin" một ít, hay ai đó về nhà quá đói nên sẽ vớ ngay đồ ăn bạn để trong tủ lạnh.

Ở nhiều trường, các sinh viên sẽ có tủ riêng. Khóa đồ ăn, đồ dùng sẽ giúp bạn tiết kiệm đồ ăn, tiền bạc, năng lượng và việc dọn dẹp.

5. Tự tìm cách để giải tỏa khỏi nỗi nhớ nhà

Empty

Sinh viên năm nhất chủ yếu rơi vào ba kiểu. Kiểu 1 rất vui sướng vì thoát khỏi sự kìm kẹp của cha mẹ. Kiểu 2 thì sợ phải rời xa sự thoải mái và an toàn của gia đình. Kiểu 3 thì vừa mừng vừa lo.

Đó đều là tâm lý bình thường, dễ hiểu. Đôi khi bạn sẽ thấy nhớ nhà, nhất là khi có chuyện không vui xảy ra, chẳng hạn như căng thẳng trong học tập, cãi nhau với bạn, lo lắng về tiền bạc hay mệt mỏi, ốm đau.

Hãy nhớ rằng, cha mẹ bạn cũng nhớ bạn, họ sẵn lòng nói chuyện khi bạn cần giúp đỡ hay lời khuyên. 

Có những sinh viên năm nhất thường xuyên về nhà, thậm chí một tuần một lần, hoặc là gọi điện thoại mỗi ngày để bớt nhớ nhà. Có người thì tìm những việc khác để quên đi nỗi nhớ.

Hãy tìm cách giải tỏa phù hợp để bạn luôn vui vẻ và học tập hiệu quả. Bí quyết hàng đầu là luôn để bản thân bận rộn.

 

6. Đừng để bài tập đến phút cuối mới làm

Empty

Đây là sai lầm của nhiều sinh viên năm nhất, vì bài tập ở đại học có thể có deadline dài hơn, có khi là cả một, hai tháng. Nhưng deadline sẽ đến rất nhanh nếu bạn không chịu bắt đầu.

Cách tốt nhất là bắt đầu làm nhiệm vụ ngay khi được giao, khi bạn vừa học xong, kiến thức còn lưu trong đầu. Hoàn thành bài vở sớm thì bạn cũng sẽ có thời gian vui chơi sau đó và không cần ám ảnh suốt về nó nữa.

7. Đừng thức khuya

Empty

Không có cha mẹ quản thúc, sinh viên năm nhất dễ sa đà và trở thành "cú đêm", nhất là những dụ dỗ trên điện thoại, máy tính, mạng xã hội.

Hãy đặt cho mình một giờ đi ngủ để có thể thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau một cách khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.

Đại học rất vui nhưng cũng rất khó khăn, hãy giữ sức khỏe cho cơ thể, bạn mới có thể vượt qua những căng thẳng, áp lực một cách dễ dàng.

8. Đừng ngại hỏi hay nhờ giúp đỡ

Empty

Môi trường đại học rất khác với khi bạn học cấp ba. Cách học khác và chương trình nặng hơn bạn nghĩ. Bạn phải tự học hỏi, tìm tòi nhiều hơn là học từ giảng viên.

Giảng viên cũng hiểu việc tự học là khó khăn, vậy nên họ sẵn sàng giải đáp nếu bạn có thắc mắc.

Hỏi sẽ không khiến bạn trông ngớ ngẩn hay có vẻ là không chăm chú nghe giảng. Trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng tốt vì biết mình cần gì và muốn điều gì, hơn là những bạn học đến lớp chỉ để ngủ và không nghe giảng.

(Theo wikiHow)