8 loại nước uống hạ nhiệt nhanh nhất vào mùa hè
Cập nhật lúc: 22/05/2016, 09:40
Cập nhật lúc: 22/05/2016, 09:40
Hàm lượng Epigallocatechin Gallate (EGCG) trong lá trà xanh chính là chất chống oxy hóa mạnh nhất có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao và làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm sáng, mịn da.
Thời tiết nóng, uống trà vừa tốt cho sức khoẻ, vừa đã khát. Ngoài ra uống trà xanh thường xuyên còn mang lại rất nhiều tác dụng khác. Mỗi ngày uống 4 - 5 tách trà khoảng (800 - 1.000ml) là có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như cao huyết áp, cholesterol máu tăng, xơ vữa động mạch...
Nên uống vào buổi sáng, trưa, chiều; không uống vào buổi tối để khỏi trở ngại đến giấc ngủ.
Sắn dây có vị ngọt, tính bình, giúp giải nhiệt, chữa khát, cảm mạo, sốt, lỵ, mụn nhọt. Thức uống từ sắn dây và chanh/quất giúp thanh nhiệt, giải độc, làm ra mồ hôi.
Trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp nên được xem là thức uống phòng tăng huyết áp.
Pha sắn dây đúng cách nhất là (tránh sắn dây đóng cặn trong dạ dày):
Lấy 1 cái cốc thủy tinh đổ nước vào theo liều lượng định uống đánh dấu vào điểm nước đầy. Chia cốc nước ra làm hai thật đều nhau. nửa còn lại trong cốc cho bột sắn và đường vào đánh đều lên.
Đun một ít nước sôi lên đổ vào đến điểm đã đánh dấu từ trước. Vừa đổ vừa đánh cho đều. Vắt 1/2 đến 1 quả chanh/ quất vào vừa uống vừa nhấm nháp. làm mát cơ thể nhất là các bệnh nóng trong nóng ngoài mẩn ngứa Hiệu quả tốt hơn các cách uống bột sắn khác gấp 5 lần nhất là trong những ngày hè nóng quá độ.
Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ.
Loại thảo dược này có vị đắng ngọt, tính hàn, ăn lúc còn tươi giúp duy trì sự trẻ trung. Sinh tố rau má bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp tăng trí nhớ, thị lực, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Nước rau má thường dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt, mụn nhọt, rôm sảy, ho, giãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gan suy yếu, sản phụ ít sữa.
Mỗi ngày có thể dùng 30-50 g rau má tươi giã lấy nước cốt hoặc nấu canh, nấu nước dùng như trà. Uống nước sắc từ rau má còn có tác dụng hạ huyết áp.
Đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể ăn sống, ninh nhừ hoặc sắc vỏ đậu lấy nước uống. Bột đậu xanh hòa với nước nguội để uống cũng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có thể dùng tươi hoặc phơi khô nấu thành nước uống hàng ngày, có thể cho thêm mía lau, lá dứa. Nước này dùng uống thay nước lọc hàng ngày rất tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường.
Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một ly nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại.
Theo Đông y, diếp cá có vị cay chua, mùi tanh giống mùi cá, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa các loại viêm tấy. Hạt y dĩ có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế, thư cân, giải kinh, giải độc…
Nếu bị nóng trong, mụn nhọt nên rửa sạch 15 - 20 lá diếp cá, đun cùng 1 nắm nhỏ y dĩ rồi lấy nước uống. Nước này có tác dụng thanh nhiệt, khử độc và trị mụn rất tốt.
08:32, 24/05/2017
00:48, 13/06/2016
23:44, 21/07/2015