19/01/2025 | 10:28 GMT+7, Hà Nội

6 trò chơi Cha/Mẹ nên cho trẻ chơi thường xuyên để trẻ thông minh hơn

Cập nhật lúc: 14/11/2016, 07:16

Với trẻ nhỏ, đâu cứ phải đồ chơi đắt tiền mới cuốn hút và giúp bé phát triển não bộ. Thực tế có những trò chơi đơn giản, nhưng nếu trẻ được tương tác với bố mẹ, được chơi nhiều sẽ càng thông minh hơn.

1. Trò chơi bowling

Tìm 12 chai và một quả bóng da vừa tay trẻ. Cho trẻ tham gia vào hoạt động trang trí những chiếc chai đó. Có thể đánh số, trang trí màu sắc, dán hình lên chai. Việc ghép nội dung tương ứng trên nắp chai và thân chai cũng là một trò chơi thú vị.

Mẹ xếp chai thành 3 - 4 hàng như trò chơi thực tế, đứng từ khoảng cách 2 mét cuộn bóng về trước. Mới chơi nên để trẻ dễ dàng làm đổ chai, khi đó trẻ sẽ rất phấn khích và hứng thú.

2. Trò chơi luyện dùng thìa, đũa

Trò chơi luyện dùng thìa, đũa

Trò chơi luyện dùng thìa, đũa

Trò chơi luyện dùng thìa, đũa giúp trẻ học kỹ năng khéo léo và kiên nhẫn. Hãy đặt đồ vật nhỏ trong bát và một chiếc thìa để trẻ tự xúc lên cho búp bê, thú bông ăn. Khi ăn cơm, cũng có thể cho trẻ xúc cơm đưa lên miệng bố mẹ, ông bà.

Khi trẻ xúc thành công, người lớn nhớ cảm ơn để khích lệ tinh thần trẻ. Như vậy ngoài việc rèn luyện kỹ năng khéo léo, trẻ cũng học được kỹ năng chia sẻ với những người khác và kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết.

Luyện cho trẻ dùng đũa khó hơn so với dùng thìa, nhưng cũng thúc đẩy phát triển não bộ mạnh hơn. Ngoài luyện cho con dùng đũa trong lúc ăn, cha mẹ có thể cho con chơi trò dùng đũa gắp các loại hạt khô.

Do lúc khô các hạt nhăn nheo, nhiều ma sát, giúp con gắp dễ dàng hơn. Trong lúc dùng đũa, tuyệt đối bảo đảm an toàn cho trẻ, không cho con chạy nhảy khi cầm hoặc ngậm đũa trong miệng.

3. Trò chơi Ráp hình

Trò chơi Ráp hình

Trò chơi Ráp hình

Mẹ vẽ mặt người trên tờ giấy, dùng những miếng cắt dán cắt thành hình các bộ phận trên khuôn mặt. Sau đó dạy trẻ ghép, dán từng bộ phận vào đúng vị trí.

4. Trò chơi sờ đồ vật

Đặt một vài đồ vật trong túi vải, có hình dáng, chất liệu khác nhau để trẻ thò tay vào túi. Nhờ cảm giác chạm tay vào đồ vật, trẻ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa chúng và lấy đồ vật ra theo yêu cầu của mẹ.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ cho trẻ chơi các đồ vật từ đơn giản đến phức tạp, từ nhiều đến ít.

5. Trò chơi nối hình mọi người

Dán hình mọi người trong nhà, người trên bảng hoặc tấm bìa, để trẻ tìm ra những người trong gia đình và dùng bút nối với nhau. Trò chơi giúp trẻ tăng khả năng nhận biết cũng như điều khiển tay trong lúc nối hình.

6. Trò chơi cắt giấy

Trò chơi này giúp con học được sự khéo léo và tính kiên nhẫn.

Trò chơi này giúp con học được sự khéo léo và tính kiên nhẫn.

Nhiều cha mẹ không cho phép con chơi kéo. Thực tế, nên cho trẻ 2 tuổi trở lên học cách dùng kéo. Mẹ có thể cho con dùng kéo thủ công không sắc nhọn và đảm bảo an toàn trong lúc chơi.

Yêu cầu trẻ ngồi yên khi chơi, không đứng lên, không chạy nhảy. Đưa cho trẻ một vài tờ giấy để trẻ tập cắt, làm các đồ thủ công đơn giản hoặc cắt thành những dải giấy dài. Trò chơi này giúp con học được sự khéo léo và tính kiên nhẫn.