6 bài học đắt giá để tiết kiệm 100 triệu USD mỗi năm của cô gái 24 tuổi
Cập nhật lúc: 23/10/2019, 06:40
Cập nhật lúc: 23/10/2019, 06:40
Bài học tiết kiệm được chia sẻ bởi Tori Dunlap – người sáng lập Her First $100k – 1 nền tảng huấn luyện tài chính và sự nghiệp tại Seattle, Washingtoin. Trong vòng 3 năm đầu tiên đi làm, cô nàng đã qua 3 công việc khác nhau nhưng chưa bao giờ kiếm được 80.000 USD. Nhưng sau khi xem xét lại tiền tiết kiệm và quỹ đầu tư của mình một cách cụ thể, thận trọng, Tori đã có thể nghĩ tới việc tiết kiệm được 100 triệu USD mỗi năm và dưới đây sẽ là bí quyết kiếm tiền của cô gái 24 tuổi này:
Sau khi Tori Dunlap bắt đầu công việc toàn thời gian của mình với hợp đồng 6 tháng. Cô nàng đã làm thêm 15 giờ mỗi tuần để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Với khoảng thời gian vô cùng bận rộn này, Tori hạn chế các cuộc vui chơi, mua sắm cùng bạn bè nên tiết kiệm được khoản tiền không hề nhỏ cộng thêm số tiền làm thêm giờ cùng 20% lương, cô đã dồn hết vào các khoản đầu tư của mình. Đến hiện tại, cô đang làm việc với tư cách là quản lý truyền thông xã hội tại Tomorrow – một công ty công nghệ tài chính. Bởi vậy, nhằm đạt được mục tiêu 100 triệu USD, Tori đã không ngừng làm việc bận rộn. Bạn cũng vậy, hãy dừng các việc vô bổ lại như lướt face, đăng ảnh sống ảo, các buổi nhậu nhẹt đến say mềm,… thay vào đó là khiến bản thân mình bận rộn hơn trong công việc, có như vậy bạn mới tạo nên sự khác biệt và có thể thành công, kiếm ra được nhiều tiền.
Ngay khi tốt nghiệp, Tori đã mở một tài khoản hưu trí và tối đa hóa nó mỗi năm. Tài khoản khẩn cấp này vô cùng hữu ích khi cô nàng bị thất nghiệp 3 tháng. Khi cảm thấy đã tiết kiệm đủ cho các quỹ khẩn cấp, Tori không ngần ngại lấy 25% tiền lương để đầu tư và mỗi năm kiếm lãi được 7%. Nhờ sự hiểu biết về lãi suất kép mà cô đã tự thoát khỏi sự cám dỗ vào những món đồ như quần áo hàng hiệu, túi xách đắt đỏ,… Cô nàng đến tận bây giờ vẫn luôn tự hào về phần thưởng khi thấy khoản tiền lớn lên mỗi ngày. Do đó, bạn nên cắt giảm tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết của mình để dành cho việc tiết kiệm, khi có cơ hội đầu tư kiếm tiền, bạn đừng ngần ngại mà hãy thử ‘chơi lớn’ một phen, chắc chắn tiền sinh tiền sẽ tốt hơn rất nhiều là để tiền chết một chỗ hay vung vào những thứ không cần thiết.
Có rất nhiều người từ chối đàm phán lương khi đối diện với nhà tuyển dụng mà sẵn sàng chấp nhận mức lương họ đưa ra. Song, bạn không hề hay biết mức lương này thường thấp hơn rất nhiều với mức lương ban đầu họ dự tính. Vì thế, không đàm phán lương bạn sẽ mất đi cơ hội kiếm tiền của mình, phải chịu thiệt thòi hơn những người khác khi công việc như nhau mà đồng nghiệp lương cao, bạn lương thấp. Hay có người nhắc đến chuyện đàm phán lương vô cùng ngại ngùng nghĩ nếu mình nói sẽ có người cười vào mặt mình, từ đó không dám nhắc đến việc này. Nhưng đối với Tori, cô nàng sẵn sàng đàm phán lương với nhà tuyển dụng và đã thành công với 10.000 USD so với mức đưa ra ban đầu, sau đó nhờ sự nỗ lực hết mình trong công việc, cô được thêm 20% lương của công việc full time nhờ thương lượng với cấp trên. Rồi tăng thêm 20.000 USD cho công việc tiếp theo và 10.000 USD việc sau nữa. Bởi vậy, khi đàm phán vấn đề tế nhị này điều quan trọng bạn cần có là lịch sự, chuyên nghiệp, đưa ra mục tiêu đánh trúng tâm lý bên công ty đang hướng tới cùng sự nghiên cứu cụ thể về thị trường để đưa ra mức lương phù hợp và hết lòng với công việc.
Tránh xa bẫy ‘thu nhập tăng, chi tiêu nhiều’
Đừng vội thỏa mãn nhu cầu hiện tại của mình mà tự đưa mình vào bẫy chi tiêu nhiều. Vì nhiều tiền đến mấy, tiêu nhiều cũng trời long đất nở. Việc bạn ưu tiên các giá trị và mục tiêu sẽ giúp tránh xa ‘lạm phát lối sống’. Đó cũng là một trong những phương châm tiết kiệm của Tori. Ngoài ra, cô nàng tiết kiệm được 25% số tiền thuê nhà bằng cách sống ở khu bình dân xa công ty chứ không lựa chọn khu gần chỗ làm, bởi căn hộ ở đó khá đắt, giá có thể lên tới 2.000 USD/tháng.
Không quản lý chi tiêu, tiền bạn sẽ cạn kiệt nhanh chóng
Tori còn một thói quen chi tiêu khác chính là chia ngân sạch của mình thành 3 phần với 50/30/20, trong đó 50 cho chi phí sinh hoạt, 30 cho mục tiêu, 20 cho nhu cầu cá nhân. Nhờ đó, mà cô định hình được các khoản mình cần chi tiêu mà những khoản mình cần cắt bỏ để tiết kiệm giúp cuộc sống tương lai thêm phần tốt hơn. Nếu bây giờ bạn vẫn chưa biết cách quản lý chi tiêu của mình thì chắc chắn rằng, đó là một điều khá tồi tệ, vì bạn sẽ không biết tiền đi về đâu, kiếm nhiều tiêu nhiều, kiếm ít tiêu ít, vô định sẽ vô cùng không tốt.
Lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân
Không phải lựa chọn một công việc được trả lương cao mà bạn không thích là một ý kiến hay. Do công việc đó không thể thúc đẩy tiềm năng trong bạn phát triển để hoàn thành mọi việc, từ đó bạn dễ dàng dẫn đến thất bại. Không chỉ khiến bản thân mình thất vọng mà ngay đến những người xung quanh cũng sẽ mất lòng tin nơi bạn mà để lấy lại sự tin tưởng là điều vô cùng khó khăn. Do vậy, đừng vì chạy theo đồng tiền mà bất chấp đánh đổi mọi thứ, chỉ khi bạn lựa chọn được một công việc yêu thích, bạn mới có thể phát huy triệt để tiềm năng của mình, cống hiến hết sức lực cho công việc mới có thể đạt được những mục tiêu lớn đã đề ra.
20:00, 06/10/2019
08:18, 27/09/2019
10:13, 15/09/2019