19/01/2025 | 10:32 GMT+7, Hà Nội

5 thói quen cho trẻ ăn dặm tưởng tốt nhưng lại khiến con thấp còi, chậm lớn

Cập nhật lúc: 19/11/2019, 20:00

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn thậm chí còn gặp phải các vấn đề rắc rối về hệ tiêu hóa.

Ăn dặm là một quá trình rất quan trọng quyết định sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của bé. Sự kiên nhẫn của mẹ sẽ giúp bé yêu sớm làm quen với giai đoạn này. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng do bố mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng về chất và lượng. Dưới đây là những sai lầm phổ biến của bố mẹ khi cho trẻ ăn dặm.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Nhiều bà mẹ thường cho trẻ ăn dặm quá sớm tử 3-4 tháng vì cho rằng bổ sung tinh bột sẽ giúp trẻ mau lớn và dễ tăng cân. Tuy nhiên đây lại là một sai lầm rất lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Nguyên nhân là do, ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển ổ dịnh, khiến cho dịch vị dạy dày của trẻ không tiết ra nhiều, khiến cho bé chán ăn, và ăn không tiêu hóa được.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến con  biếng ăn, chậm lớn (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo về độ tuổi ăn dặm của trẻ là tròn 6 tháng sau khi chào đời để đảm bảo sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

Cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm

Thiết lập một khẩu phần ăn chứa nhiều chất đạm cũng là thói quen sai lầm thường gặp của các bà mẹ khi cho trẻ ăn dặm với mong muốn con có một bữa ăn chất lượng để phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi trẻ ăn quá nhiều đạm thì sẽ gây chướng bụng khó tiêu, bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém nên trẻ không thể nào hấp thụ được hết dưỡng chất.

Ngoài ra, khẩu phần ăn chứa nhiều đạm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, gây mất nước do áp lực lọc cầu thận bị tăng cao. Nó còn gây nên tình trạng kém tăng trưởng về răng và xương do cơ thể tăng thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến chậm mọc răng, dễ bị sâu răng, hạn chế phát triển chiều cao trẻ.

Nghiền đồ ăn quá kỹ

Nhiền nhuyễn tất cả thức ăn có thể khiến trẻ thụ động trong khi ăn (Ảnh minh họa)

Rất nhiều bà mẹ thường xay nhuyễn đồ ăn quá kĩ vì sợ trẻ không tiêu hóa được, đây là thói quen cực kỳ sai lầm. Bởi lọc hoặc nghiền đồ ăn quá kỹ sẽ khiến bé chỉ biết nuốt chửng mà bỏ qua việc nhai, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn nên giảm hứng thú và chỉ ăn một cách thụ động. Ngoài ra, điều này còn khiến trẻ sẽ dễ bị thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, thường thiếu chất xơ và các vitamin vì ít được ăn các rau củ và trái cây.

Chỉ dùng nước hầm xương nấu cho bé

Chỉ cho trẻ ăn nước hầm xương có thể khiến con bị thiếu hụt chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Không ít người cho rằng ninh xương lấy nước để nấu cho con ăn sẽ cung cấp lượng canxi để trẻ cứng cáp và nhanh biết đi hơn. Việc mẹ chỉ dùng nước hầm xương mà không sử dụng thêm các loại thực phẩm khác như: trứng, thịt, rau củ, hải sản… có thể khiến cho bé dễ bị thiếu chất dinh dưỡng và thiếu canxi khiến cho bé dễ bị còi xương, chậm lớn.

Các bữa ăn kéo dài quá lâu

Nhiều mẹ vì cố bắt con ăn hết bát bột mà vừa  cho trẻ ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng. Điều này không chỉ làm bát bột vữa, khó ăn, mà còn khiến trẻ thêm chán ăn. Mẹ chỉ nên tập trung cho trẻ ăn trong một khoảng thời gian nhất định, dù bé ăn ít hay ăn nhiều thì nên tập trung trong 30 phút là đủ.