19/01/2025 | 11:51 GMT+7, Hà Nội

5 cách dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

Cập nhật lúc: 10/11/2019, 20:29

Bất kì cha mẹ nào cũng luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để con lớn lên được hạnh phúc và thành công. Với những cách xử lý này con bạn lớn lên sẽ là đứa trẻ hạnh phúc.

Lan tỏa yêu thương tới con trẻ

Đối với một đứa trẻ, gia đình là cái nôi, là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc, học hỏi và lớn lên, đó nhất thiết nên là môi trường an toàn và chan chứa yêu thương. Cùng đó, với trẻ con cha mẹ là người quan trọng nhất đối với chúng. Thật kinh khủng khi đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng dung hòa và quan tâm đến con cái để tìm hiểu tâm tình, hãy dành những giây phút thư giãn thoải mái, vui vẻ ở bên con trẻ, qua đó, bố mẹ và các bé cũng sẽ hiểu nhau hơn. Và từ đây về sau, bố mẹ và các bé sẽ chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa về những tâm tư, tình cảm của mình, thắt chặt thêm tình cảm gắn bó gia đình.

Ảnh minh họa

Đừng hạ thấp cảm xúc của con bạn

Đôi khi người lớn chúng ta thường phớt lờ ảnh hưởng của mình với trẻ nhỏ vì cho rằng: "Còn nhỏ thế đã biết gì". Nhưng thực tế, dù còn nhỏ nhưng trẻ đã có những cảm xúc không thua kém gì người lớn.

Một số hành vi của trẻ em dường như là không chấp nhận được, nhưng hiểu được cảm xúc của trẻ dẫn đến hành vi đó mới là vấn đề mấu chốt. Chúng ta có thể không thích cách trẻ phản ứng khi chúng gặp rắc rối, nhưng đừng bỏ qua cảm xúc của chúng, cũng như đừng xem nhẹ trải nghiệm của chúng. Sự cảm thông và thấu hiểu luôn luôn là câu trả lời

Đừng hình thành thói quen xấu cho con

Đừng để hành vi xấu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, từ thói quen dần hình thành tính cách con người, rất khó sửa.

Nhiều khi con hư nhưng ba mẹ lại phủi tay nghĩ chỉ là do con còn bé, chưa hiểu chuyện, lớn lên sẽ khác, rằng trẻ con đứa nào cũng thế. Tuy vậy, cha mẹ không nhận ra những đứa bé hư nếu không được dạy bảo thì lớn lên sẽ thành những người thất bại: không suy nghĩ chín chắn trưởng thành, kĩ năng giải quyết vấn đề kém, thiếu động lực và luôn buồn chán... bởi trẻ nhận thức sớm hơn người lớn nghĩ rất nhiều.

Vậy nên hãy lắng nghe bản năng của người làm cha mẹ và chấn chỉnh hành vi của con một cách kịp thời, đồng thời hãy sửa đổi những thói quen trên để nuôi dạy con tốt hơn.

Ảnh minh họa

Cha mẹ đừng đòi hỏi con phải hoàn hảo

Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng, mong muốn con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhưng phụ huynh lại không quan tâm đến mong muốn thực sự của con dẫn đến việc con bị áp lực.

Cha mẹ thường đặt lên vai những đứa con ước mơ dang dở mà ngày xưa họ chưa thực hiện được khiến cho ngày càng nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm vì áp lực học hành.

Khi áp lực đến một mức nhất định, trẻ không còn chịu được, con sẽ có xu hướng buông bỏ và tỏ thái độ bất cần. Đến lúc này, mọi áp lực từ cha mẹ dường như vô tác dụng với con.

Chuyện đặt áp lực học tập quá sức lên con trẻ tuổi tiểu học có thể gây tác dụng phụ tai hại, thậm chí có thể hủy hoại chuyện học tập của con trẻ khi thần kinh của trẻ bị stress quá mức. Điều bạn cần làm là thay đổi quan niệm của chính mình, đừng tự mình biến cuộc sống của con thêm mệt mỏ.

Cha mẹ ngưng cãi nhau khi có sự chứng kiến của con trẻ

Bạn thường thấy một đứa trẻ bật khóc khi ba mẹ chúng cãi nhau, nhưng đó không chỉ là phản ứng tự nhiên mà còn thể hiện chúng đang không hiểu chuyện gì xảy ra và nghĩ rằng người gây ra tội là mình. Những trẻ em thường chứng kiến các cuộc tranh cãi của cha mẹ sẽ có hành vi giao tiếp kém khi ở trường, trong công việc.

Hãy nhẹ nhàng hơn trong cách cư xử và tránh hết mức những trường hợp xung đột trước mặt những đứa trẻ vốn ngây thơ, vô tội.