22/11/2024 | 14:11 GMT+7, Hà Nội

195.000 tấn thịt gà siêu rẻ về Việt Nam, giá gà trong nước lao đao

Cập nhật lúc: 17/10/2019, 06:40

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt gà các loại đạt 195.000 tấn, trị giá 166,6 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 48,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính trung bình mỗi kg cánh gà, đùi gà đông lạnh về Việt Nam có giá từ 19.500 - 20.000 đ/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh...), đây là một trong những nguyên nhân khiến giá gà trong nước giảm mạnh.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt gà các loại đạt 195.000 tấn, trị giá 166,6 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 48,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam nhập khẩu thịt gà các loại từ các nước tiên tiến, có chất lượng cao như Hoa Kỳ, bình quân chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu; tiếp theo là Brazil chiếm 13,1% và Hàn Quốc chiếm 12,3%.

Đáng chú ý, thịt gà nhập khẩu thường được tập trung vào hai loại chính, gồm thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt (mã số HS 020712 và mã số HS 020714) chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%)

Nhìn vào số liệu thống kê trong các tháng đầu năm 2019, so với năm 2018, có thể thấy lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay.

Nhưng, giá gà nhập khẩu lại rẻ giật mình. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 8 tháng 2019 là 850 USD/tấn, tương đương 19.500 - 20.000 đ/kg. Mức giá này chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh...và đang có xu hướng tăng mạnh từ tháng 6 đến nay.

195.000 tấn thịt gà siêu rẻ về Việt Nam, giá gà trong nước lao đao

Việc gà nhập khẩu gia tăng quá mạnh từ đầu năm nay ít nhiều đều tác động đến các hộ chăn nuôi gà trong nước, mặc dù Bộ Công Thương cho rằng, giá gà trong nước giảm sâu thời gian qua là do phát triển nóng chứ không phải do ảnh hưởng từ lượng thịt gà nhập khẩu.

Chẳng hạn, tại các tỉnh phía Bắc, vào thời điểm giữa tháng 9 năm 2019, giá gà chuyên thịt nuôi công nghiệp, nguyên lông dao động từ 32.000 - 33.000 đ/kg (quy ra giá thịt gà khoảng 37.000 - 39.000 đ/kg), giảm 3% so với cùng kỳ 2018.

Giá thịt gà ta nhìn chung vẫn giữ được ổn định, chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ 2018, với mức giảm từ 3 - 5%, thậm chí nhiều nơi vẫn giữ mức giá tốt.

Nhưng, giá thịt gà công nghiệp (lông trắng, lông mầu) tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ - nơi tập trung các trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn của cả nước, tại thời điểm giữa tháng 9 năm 2019, đã giảm 35 - 40% so với cùng kỳ 2018, xuống còn 16.000 - 18.000 đ/kg.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho hay, sự tăng trưởng đột biến lượng thịt gà nhập khẩu trong 9 tháng năm 2019 là một trong những nguyên nhân khiến việc tiêu thụ gà trong nước gặp khó khăn lớn.

Ngoài nguyên nhân do gà nhập khẩu, theo ông Ngọc, giá gà giảm một phần cũng do người dân chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Dịch tả lợn châu Phi hoành hành, nhiều trang trại chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gà khiến nguồn cung tăng mạnh. Hậu quả, người dân đang chịu nỗi buồn thua lỗ vì cung tăng, giá giảm.

Việc phát triển “nóng” ngành chăn nuôi gà tại khu vực này đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn. Có thời điểm mỗi tuần, khu vực Đông Nam Bộ cho xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà. Đây là những nguyên nhân chính đẩy giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ giảm sâu trong thời gian tháng 8 và tháng 9 năm 2019.