26/04/2024 | 00:00 GMT+7, Hà Nội

Yêu cầu rà soát các cơ chế chính sách, nhanh chóng gỡ vướng trong bố trí nhà tái định cư, GPMB

Cập nhật lúc: 08/10/2021, 07:03

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội - ông Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tích cực rà soát các cơ chế chính sách nhằm nhanh chóng gỡ vướng trong bố trí nhà tái định cư, giải phóng mặt bằng...

Sáng ngày 7/10, đoàn giám sát số 2 của Ban Thường vụ Thành uỷ đã có buổi làm việc với Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 15/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”; Chỉ thị 09-CT/TU ngày 1/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TP”.

Tại buổi làm việc, các ý kiến đoàn giám sát đánh giá, trong nhiều năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã linh hoạt trong tham mưu kế hoạch đầu tư công của TP, nhất là công tác GPMB, giúp TP tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong triển khai đầu tư công. Sở cũng cử cán bộ tham gia tổ công tác liên ngành của TP giải quyết vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư thứ cấp và việc xét cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm việc giám sát, theo dõi, tham mưu biện pháp đối với những dự án đầu tư công kéo dài, đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp với các ngành liên quan để tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ này.

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn giám sát với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (Ảnh: Kinh tế đô thị)
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn giám sát với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (Ảnh: Kinh tế đô thị)

Kết luận buổi giám sát, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đẩy mạnh phối hợp các ngành để định lượng rõ khối lượng công việc, hướng dẫn các quận huyện cách thức triển khai. Đồng thời tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết và Chỉ thị, rà soát lại toàn bộ nội dung liên quan đến cơ chế chính sách, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong cơ chế bố trí nhà ở thương mại thành nhà TĐC, GPMB, thu hồi đất…, từ đó phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan để tham mưu TP những giải pháp tháo gỡ; tính toán mô hình triển khai hoặc cơ chế đặc thù của Hà Nội trong điều kiện TP triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Liên quan việc tách tiểu dự án GPMB khi xem xét chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất, Chủ tịch HĐND TP đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu triển khai cho hiệu quả, khắc phục tối đa bất cập và tránh lãng phí nguồn lực, trên tinh thần chủ động, quyết liệt và kiên định để đạt được mục tiêu đề ra.

Để gỡ "nút thắt" trong công tác này và để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể, chi tiết cho từng năm, từng dự án, công trình. Tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, ngành, địa phương  thực hiện việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các địa phương lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm căn cứ thực hiện các thủ tục thu hồi, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất theo quy định.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn: Tích cực rà soát cơ chế chính sách để gỡ vướng trong bố trí nhà tái định cư, giải phóng mặt bằng
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn: Tích cực rà soát cơ chế chính sách để gỡ vướng trong bố trí nhà tái định cư, giải phóng mặt bằng (Ảnh: Internet)

Cùng với đó, sửa đổi chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng riêng của tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát UBND cấp huyện trong việc thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chỉ đạo các chủ đầu tư, UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu tái định tư phải bằng hoặc tốt hơn các khu dân cư dân đang ở. Bố trí giao đất, quy hoạch khu dân cư một cách kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án.

Trước đó, về việc giải phóng mặt bằng phục vụ công tác tái định cư, cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố sẽ ưu tiên lựa chọn 6 khu có tính khả thi cao như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân,... và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D như Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp; đôn đốc 14 dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư đang triển khai…

Việc kiểm định và lập quy hoạch chi tiết đợt 1 dự kiến xong trong quý II hoặc III/2022 thì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trong quý IV/2022, dự kiến khởi công trong quý I và quý II/2023, thời hạn hoàn thành khoảng từ 2- 3 năm. Với các chung cư cũ còn lại (đợt 2, 3 và 4) triển khai thực hiện theo kế hoạch trong những năm tiếp theo. Các dự án nằm trong danh mục 14 dự án đang triển khai, đủ điều kiện tiếp tục thì đẩy nhanh tiến độ để khởi công trong thời gian sớm nhất (trong năm 2021 và 2022).

Việc kiểm định và lập quy hoạch chi tiết đợt 1 dự kiến xong trong quý II hoặc III/2022 thì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trong quý IV/2022
Việc kiểm định và lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ đợt 1 dự kiến xong trong quý II hoặc III/2022 thì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trong quý IV/2022 (Ảnh: Vietnamnet)

UBND TP cũng đề cập đến 3 hình thức lựa chọn chủ đầu tư khi triển khai thực hiện đề án gồm: Các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn, đấu thầu lựa chọn, Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Tiến độ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện song song khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt và nhà đầu tư lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thông qua Hội nghị nhà chung cư hoặc lựa chọn nhà đầu tư với trường hợp thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định Nghị định số 69/2021/NĐ-CP…

UBND TP Hà Nội sẽ tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và mong muốn của đại biểu, nhân dân Thủ đô. Cùng đó, UBND TP xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai ngay đối với các Nghị quyết được HĐND TP thông qua tại kỳ họp này. Nhất là những Nghị quyết có tính chất quan trọng, xuyên suốt, tác động lâu dài, trực tiếp đến người dân như về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.../.

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU và Chỉ thị 09-CT/TU, đến nay, đối với các dự án nhà ở TĐC, hiện trên địa bàn TP có 14 dự án xây dựng nhà ở thương mại phục vụ TĐC thực hiện theo cơ chế đặt hàng với khoảng 8.254 căn hộ, đã bố trí 3.822 căn phục vụ TĐC. Với các dự án GPMB và xây dựng hạ tầng TĐC, Sở đã thẩm định trình UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư 9 dự án với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. 

Về tình hình thực hiện ứng vốn Quỹ Phát triển đất và hoàn trả vốn ứng, đến nay đã ứng cho 15 dự án, nhiệm vụ GPMB với số vốn đã ứng hơn 2.320 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ Phát triển đất đã ứng 4.537,9 tỷ đồng cho 486 dự án, gồm cả công tác GPMB và xây dựng HTKT thuộc nhóm dự án: Xây dựng hạ tầng đất đấu giá, đất dịch vụ, xây dựng HTKT, nhà ở TĐC.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/yeu-cau-go-vuong-trong-bo-tri-nha-tai-dinh-cu-gpmb-20201231000003852.html