25/04/2024 | 19:12 GMT+7, Hà Nội

Thu phí không dừng từ 01/8: Tài xế cần nạp ít nhất bao nhiêu vào tài khoản thanh toán?

Cập nhật lúc: 15/07/2022, 10:30

Xe có dán thẻ thu phí tự động nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để trả phí khi qua làn ETC mà vẫn cố tình đi vào sẽ bị phạt 2.000.000-3.000.000 đồng.

Tại sao phải dán thẻ thu phí tự động ETC?

Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.

Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 27/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng cho biết, từ 1/8/2022, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương sẽ phải triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả tuyến cao tốc. Nghĩa là, từ tháng 8, nếu muốn lưu thông trên các tuyến cao tốc thu phí tự động, các phương tiện sẽ phải thực hiện việc gắn thẻ đầu cuối hay - tức dán thẻ thu phí tự động ETC.

Một phương tiện có được dán nhiều thẻ đầu cuối hay không?

Cụ thể, Điều 4 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg đã quy định về nguyên tắc thu phí điện tử không dừng. Theo đó, để bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống thu phí một dừng với hệ thống thu phí điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống; mỗi phương tiện chỉ dán 1 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc. Việc quản lý, vận hành và công tác thu phí tại trạm (bao gồm cả làn thu phí hỗn hợp) sau khi áp dụng thu phí điện tử không dừng do một đơn vị thực hiện.

Như vậy, một phương tiện chỉ được dán 1 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc mà không được dán nhiều thẻ đầu cuối.

Có được sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng hay không?

Điều 16 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về chứng từ thu phí điện tử không dừng quy định, chứng từ thu phí điện tử không dừng được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử, phải có chữ ký điện tử của đơn vị phát hành theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, không sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng. Trường hợp cần thiết có thể in chứng từ điện tử để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan nhà nước.

Số dư tối thiểu trong tài khoản thanh toán thu phí không dừng là bao nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu xe có dán thẻ thu phí tự động nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để trả phí khi qua làn ETC mà vẫn cố tình đi vào, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2.000.000-3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Do đó, điều kiện cần là trong tài khoản giao thông của khách hàng phải có số dư tối thiểu một lần phí qua trạm.

Để hỗ trợ khách hàng trong việc nạp tiền vào tài khoản được dễ dàng hơn, các đơn vị đã triển khai rất nhiều kênh nạp tiền như nạp tiền mặt, qua tài khoản ngân hàng liên kết hoặc nạp tiền qua cổng thông tin khách hàng. Số tiền nạp sẽ ngay lập tức được chuyển vào Tài Khoản Giao Thông của khách hàng.

Hiện nay, các tài xế có thể nộp tiền vào tài khoản thu phí tại các điểm cung cấp dịch vu dán thẻ ETC; chuyển khoản ngân hàng; nộp tiền vào ứng dụng hoặc trên website; thanh toán qua app MoMo, Viettelpay... Theo đó, bài viết sẽ hướng dẫn thanh toán qua app MoMo và Viettel Pay.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/thu-phi-khong-dung-tu-018-tai-xe-can-nap-it-nhat-bao-nhieu-vao-tai-khoan-thanh-toan-69067.html