29/03/2024 | 17:10 GMT+7, Hà Nội

Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp

Cập nhật lúc: 21/09/2021, 06:09

Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng..., Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại DN.

Cụ thể, Bộ Xây dựng phân định rõ quyền, trách nhiệm, phạm vi, nội dung và đổi mới phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp. Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật của các chủ sở có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

Yêu cầu, bảo đảm 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch của cơ quan có chức năng thanh tra không bị trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian. Tất cả công chức trực tiếp giám sát doanh nghiệp nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản trị doanh nghiệp, chính sách pháp luật có liên quan; 100% báo cáo giám sát, kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra được công khai trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước. Mọi kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện nghiêm túc.

Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp
Bộ Xây dựng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động thanh tra tại doanh nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng phân định rõ thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những bất cập của pháp luật, lực lượng làm nhiệm vụ phải báo cáo Bộ Xây dựng để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi,... Từ đó, kịp thời tháo gỡ, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.

Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Cụ thể, Vụ Tổ chức cán bộ: Nghiên cứu trình Bộ ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra doanh nghiệp Nhà nước. Thanh tra Bộ Xây dựng: Nghiên cứu trình Bộ ban hành văn bản hướng dẫn về tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tốt cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp Nhà nước.

Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ: Ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp. Thanh tra Bộ Xây dựng: Tổng hợp trình Bộ ký báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp Nhà nước.

Cùng với đó, việc hoàn thiện các quy định như: thẩm quyền, trách nhiệm giám sát; phạm vi, nội dung, phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước; xử phạt vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền quản lý và giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải quyết trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp Nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh năng khiếu, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham quan, lãng phí trong doanh nghiệp Nhà nước... sẽ hoàn thành trong quý II và III/2022.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/09/2021 (Ảnh: Báo Xây dựng)
Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/09/2021 (Ảnh: Báo Xây dựng)

Trước đó, theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng từng cho biết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt kế hoạch thanh tra trong năm 2021. Theo đó, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ tổ chức 12 đoàn đi thực hiện kế hoạch. Việc giám sát hoạt động các đoàn thanh tra sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 05 của Thanh tra Chính phủ.

Trưởng đoàn thanh tra được giao phải khảo sát, nắm bắt tình hình tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập được, báo cáo Chánh thanh tra xem xét, phê duyệt nội dung, phạm vi thanh tra, địa điểm thanh tra trước khi triển khai. Công tác thanh tra năm nay sẽ đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, không né tránh những vấn đề phức tạp.

Về thanh tra hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, theo kế hoạch, Thanh tra Bộ Xây dựng phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Cục Quản lý hoạt động xây dựng sẽ thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh Bất động sản.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị mới ký ban hành Quyết định số 990/QĐ-BXD ngày 01/09/2021 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/05/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp Nhà nước” giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Xây dựng.

Quyết định số 990/QĐ-BXD nêu rõ, việc bảo đảm quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Quyết định số 990/QĐ-BXD đề ra Kế hoạch triển khai Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng của Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là các cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra; các tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra; và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thanh tra Bộ Xây dựng là cơ quan làm đầu mối, chủ trì, tham mưu giúp Bộ trưởng trong tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, sơ kết, tổng kết thực hiện.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/bo-xay-dung-quan-ly-chat-che-cac-hoat-dong-thanh-tra-tai-dn-20201231000003614.html