23/04/2024 | 19:40 GMT+7, Hà Nội

Bệnh đau khớp - nguyên nhân, cách chữa và phòng

Cập nhật lúc: 27/11/2015, 06:31

Thời tiết mùa đông khiến nhiều người phải đối mặt với những thay đổi sức khỏe. Không ít người thấy chân bắt đầu sưng đau, tê buốt. Đó là do giảm áp suất không khí đột ngột khiến các mô bị sưng gây nên nhiều vấn đề cho bạn.

Dưới đây là nguyên nhân và cách chữa trị và phòng tránh các bệnh trong mùa đông bạn cần phải biết.

Các nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp

Viêm xương khớp và đau khớp có xu hướng bùng phát trong mùa đông hay mùa mưa. Sự giảm áp suất không khí đột ngột khiến các mô bị sưng, đó là lý do bạn thấy đau nhức khi đông đến.

Đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất cơ thể đi từ thắt lưng mông xuống mặt sau đùi và cẳng chân. Đau thần kinh tọa là một trong những nguyên nhân chính gây nhức chân trong mùa đông. Thời tiết lạnh, cơ bắp có xu hướng cứng lại gây cho bạn những cơn đau dai dẳng.

Co thắt cơ

Mùa đông lạnh khiến các cơ bắp có xu hướng thu hẹp lại, gây co thắt. Cơn co thắt thường tập trung ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Co thắt xảy ra trong thời gian ngắn nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng và đau đớn.  Để làm giảm cơn co thắt, hãy vận động cơ thể ở mức độ vừa phải giúp cơ bắp giãn ra.

Đau cơ xơ hóa

Nếu hay bị đau chân, đặc biệt là mùa đông thì rất có thể bạn đang gặp phải hội chứng đau cơ xơ hóa. Đây là tình trạng đau mạn tính bao gồm những cơn đau cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Những cơn đau kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc cứng khớp... Tốt nhất, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị. 

Hoạt động thể chất cường độ cao

Khi bạn hoạt động thể chất ở cường độ cao, áp lực đến các cơ có thể làm sẽ phát triển cơn đau ở chân trong suốt mùa đông.

Mất nước

Mọi người có xu hướng uống ít nước trong mùa đông. Thiếu nước khiến các cơ bắp hoạt động không trơn tru gây ra đau nhức xương, cơ bắp. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy đảm bảo uống đủ lượng nước cho cơ thể dù ở bất kỳ mùa nào.

Cách chữa trị

Dùng thuốc giảm đau:

Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

Sử dụng biện pháp châm cứu:

Châm cứu có tác dụng tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh xương khớp

Châm cứu là một phương pháp có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Luyện tập:

Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ. đi xe đạp nhẹ

Cách phòng bệnh đau khớp

Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.

Căng duỗi: Căng duỗi khớp sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.

Luyện tập thường xuyên

Chế độ ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Cần uống nước đầy đủ, nhất là về mùa đông không nên ngại uống nước.

Chúc các bạn khỏe mạnh./.